Chứng Chỉ Ngoại Ngữ Không Hợp Lệ

Chứng Chỉ Ngoại Ngữ Không Hợp Lệ

Hàng trăm sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng không được công nhận chuẩn đầu ra ngoại ngữ với chứng chỉ tiếng Anh Aptis của Hội đồng Anh.

Vì sao phải xem xét chứng chỉ cấp sau ngày 10-9?

Trước ngày 10-9, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6-6-2018 của Chính phủ, quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Lúc này việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam chủ yếu tuân thủ theo quy định của đối tác nước ngoài, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện, tiêu chí liên kết tổ chức thi của Việt Nam.

Do vậy, để kiểm soát về chất lượng, tháng 7-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT về quy định liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam.

Thông tư này yêu cầu việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải là việc hợp tác giữa cơ sở tổ chức thi của Việt Nam với cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài thông qua văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng liên kết.

Trong đó, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ trình bộ phê duyệt, công bố công khai, cập nhật danh sách các cơ sở được duyệt. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10-9-2022.

Sau ngày 10-9-2022, nhiều cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam dừng tổ chức thi các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, trong đó có thi IELTS.

Ngày 11-11-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở lại việc phê duyệt này. Do đó, chứng chỉ do những cơ sở đánh giá năng lực của nước ngoài nằm trong khoảng giữa thời gian từ 10-9 đến ngày 11-11-2022, khi cơ sở chính thức có quyết định phê duyệt nếu chiếu theo thông tư 11 là không hợp lệ.

Bên cạnh đó, những chứng chỉ ngoại ngữ được cấp sau ngày 10-9-2022 phải do các cơ sở nằm trong danh sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt cấp mới hợp lệ về miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi THPT.