Bác sĩ Wynn Tran đang làm việc tại Mỹ. Anh được đào tạo chuyên nghiệp tại Mỹ (từ bậc ĐH, trường Y, nội trú chuyên khoa) và là người sáng lập, điều hành tổ chức Y khoa phi lợi nhuận VietMD.net, chuyên giúp các bác sĩ Việt Nam vào bác sĩ nội trú (BSNT) ở Hoa Kỳ.
Đại học Y Hà nội chuẩn bị đào tạo bác sĩ CKI Phẫu thuật tạo hình, Thẩm mỹ và Bác sĩ nội trú Y học hạt nhân
Ngày 17/05/2022, Bộ Y tế đã họp đoàn thẩm định Chương trình đào tạo bác sĩ CKI Phẫu thuật tạo hình, Thẩm mỹ và Bác sĩ nội trú Y học hạt nhân của Trường Đại học Y Hà Nội, đoàn thẩm định do TS. Phạm Văn Tác – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo là Trưởng đoàn.
Trường Đại học Y Hà Nội với bề dày lịch sủ hiện đang đào tạo 47 chuyên ngành sau đại học, để phù hợp với nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, trường đã xây dựng 2 chương trình đào tạo sau đại học: BS CKI Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và BSNT Y học hạt nhân.
Tại buổi thẩm định các chuyên gia của 2 lĩnh vực đánh giá cao nội dung chương trình đào tạo do nhà trường xây dựng, các chuyên gia cũng đã có một số góp ý về chương trình, giảng viên, cơ sở thực hành ….
Kết luận tại buổi thẩm định, TS. Phạm Văn Tác đánh giá cao 02 chương trình đào tạo sau đại học do nhà trường xây dựng, đánh giá cao các chương trình đào tạo lại nhất là sau đại học. TS. Tác đề nghị nhà trường tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp của các chuyên gia và khẩn trương gửi về Bộ để phê duyệt.
TS. Phạm Văn Tác – Trưởng đoàn Thẩm định chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô trường Đại học Y Hà Nội
TPO - Trong buổi đăng kí chuyên ngành Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội được tổ chức chiều 9/9, một ứng viên phải đăng kí trực tuyến vì ảnh hưởng của mưa lũ.
PGS.TS. Lê Minh Giang, Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học (ĐH) Y Hà Nội cho hay năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh Bác sĩ Nội trú là 444 cho 38 chuyên ngành. Trong đó, nhóm các chuyên ngành Y khoa là 417 chỉ tiêu; ngành Răng - Hàm - Mặt là 15 chỉ tiêu; ngành Y học cổ truyền là 12 chỉ tiêu.
Thủ khoa Y khoa Trần Thị Minh Anh chọn học chuyên ngành Sản phụ khoa. Ảnh: Nghiêm Huê
Nhà trường đã nhận được đơn đăng kí của 989 thí sinh từ 15 cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe trong cả nước. Trong số này, có 954 thí sinh nộp hồ sơ, 951 thí sinh đủ điều kiện dự thi, 915 thí sinh tham dự kì thi và sau khi kết thúc kì thi có 787 thí sinh đủ điều kiện tham dự ngày đăng kí chuyên ngành Bác sĩ Nội trú (cả ba môn thi đạt kết quả từ 5 điểm trở lên).
Kì thi được tổ chức trong 2 ngày 14-15/8.
Ông Giang cũng cho biết điều đặc biệt của năm nay là 3 thủ khoa của 3 ngành (Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt) đều là nữ. Trong top 10 thí sinh điểm cao nhất kì thi Bác sĩ Nội trú của Trường ĐH Y Hà Nội có 1 thí sinh tốt nghiệp Trường ĐH Y dược Thái Bình. Trong top 100 thí sinh điểm cao, có 6 thí sinh đến từ các trường đào tạo sức khỏe ngoài Trường ĐH Y Hà Nội.
Nói về ngày đăng kí chuyên ngành Bác sĩ Nội trú, PGS Lê Minh Giang cho biết quy trình như sau:
Thí sinh dự thi ngành Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền chỉ được đăng kí chuyên ngành đào tạo đúng với ngành dự thi đến hết chỉ tiêu.
Thí sinh dự thi ngành Y khoa: được đăng kí tất cả các chuyên ngành (trừ 2 chuyên ngành trên) đến khi hết chỉ tiêu tuyển sinh được công bố.
Thí sinh lựa chọn chỉ tiêu của cơ sở đào tạo và tuyển dụng theo địa chỉ, sẽ được đào tạo như các học viên Bác sĩ Nội trú tại trường và kí hợp đồng điều kiện theo cơ sở tuyển dụng.
Mỗi thí sinh có tối đa 30 giây để nói rõ 4 nội dung: Họ tên - Số thứ tự - Tên chuyên ngành đăng kí - Thuộc đơn vị đào tạo nào.
Năm nay, ngoài Trường ĐH Y Hà Nội, Phân hiệu Trường ĐH Hà Nội tại Thanh Hóa còn có Sở Y tế Yên Bái, Sở Y tế Bắc Giang đặt hàng đào tạo Bác sĩ nội trú cho địa phương.
Mỗi thí sinh chỉ được sử dụng tối đa quyền đăng kí 1 lần;
Ban tổ chức gọi các thí sinh tham gia đăng kí liên tục theo thứ tự đến khi hết chỉ tiêu tuyển sinh theo chuyên ngành;
Không thay đổi chuyên ngành sau khi xác nhận lựa chọn chuyên ngành đào tạo;
Thí sinh mất quyền đăng kí khi: vắng mặt vì bất cứ lí do gì khi được gọi (3 lần); sử dụng hết 30 giây vẫn không có câu trả lời; không sử dụng ủy quyền cho người thân/ bạn bè.
Tuy nhiên, ông Giang cho biết do ảnh hưởng mưa lũ, khu vực Sapa cấm đường nên 1 thí sinh đã không thể có mặt tại buổi đăng kí chuyên ngành Bác sĩ Nội trú. Em sinh viên được nhà trường cho phép tham gia công bố nguyện vọng trực tuyến, có truyền hình ảnh và âm thanh về khu vực Hội trường. Theo ông Giang đây là trường hợp bất khả kháng và đã từng xảy ra khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 (năm 2020, 2021). Trong giai đoạn này nhà trường vẫn tổ chức đăng kí chuyên ngành Bác sĩ Nội trú bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, và giữ nguyên ngày truyền thống tổ chức là 9/9 hằng năm.
Một điểm đặc biệt nữa là thí sinh đạt điểm cao có quyền ưu tiên lựa chọn chuyên ngành học trước. Những thí sinh điểm không cao, cơ hội được lựa chọn chuyên ngành học yêu thích thấp dần vì chỉ tiêu không còn.
Kết quả đăng kí chuyên ngành năm 2024 cho thấy những chuyên ngành hot được thí sinh năm nay lựa chọn đầu tiên là Sản khoa, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Ung thư, Tai - Mũi - Họng
Cũng theo ông Giang, xu hướng lựa chọn chuyên ngành ngành học Bác sĩ Nội trú của thí sinh có thay đổi theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Ví dụ, 10 năm trước, chuyên ngành Da liễu không phải là lựa chọn hàng đầu nhưng việc này đã thay đổi trong những năm gần đây và trở thành một trong những chuyên ngành được ưa thích. Có những chuyên ngành trước đây khó tuyển học viên như Tâm thần, Giải phẫu bệnh thì bây giờ lại trở nên đắt hàng.
Phát biểu tại buổi đăng kí, GS. TS Nguyễn Hữu Tú khẳng định học chương trình Bác sĩ Nội trú là con đường ngắn nhất để trở thành bác sĩ giỏi nhưng không phải là con đường duy nhất, và đồng thời học nội trú không có nghĩa sẽ trở thành bác sĩ giỏi. Vì vậy, với những thí sinh chưa lựa chọn được chuyên ngành mong muốn thì vẫn còn cơ hội ở phía trước. Với các thí sinh đã chọn được chương trình học, GS Tú cũng nhắn nhủ thí sinh chặng đường học Bác sĩ Nội trú cũng rất vất vả, gian nan.