Wir verwenden Cookies und Daten, um
Lưu ý khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc ngành nông nghiệp
Để thuận lợi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, dưới đây là một vài lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.
Quy định về nơi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển
Hiện nay chỉ có trung tâm lao động Ngoài nước do bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý được độc quyền tổ chức kỳ thi xét tuyển. Đồng thời cũng chỉ có Trung tâm mới có quyền đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc. Vậy nên, khi bạn cần hoàn thiện hồ sơ, bạn hãy đến Bộ gần nơi bạn sinh sống nhất để nộp đơn hoặc gửi gián tiếp theo đường bưu điện.
Xem thêm: Xuất khẩu lao động Dubai – Thị trường lao động tiềm năng
Xuất khẩu lao động Hàn Quốc ngành nông nghiệp trở thành xu hướng làm việc phát triển mạnh mẽ tại thị trường lao động Việt Nam. Thông qua đây, người lao động có thể nâng cao kỹ năng và trải nghiệm cuộc sống để tạo ra nhiều cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp. Bên cạnh đó, người lao động cũng không quên đáp ứng những yêu cầu và tuân thủ quy định về lao động tại Hàn Quốc.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến nhiều thông tin chi tiết cho những bạn đang quan tâm về xuất khẩu lao động Hàn Quốc ngành nông nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, đừng quên liên hệ Giải Pháp Du Học để được tư vấn và hỗ trợ.
Hàng loạt các chính sách thúc đẩy
Hàn Quốc rất coi trọng phát triển nông nghiệp, chăm lo đời sống cho cư dân nông thôn, minh chứng là Chính phủ đã đầu tư tới 6% GDP cho nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 2% GDP. Đối mặt với những khó khăn, hạn chế về tài nguyên, biến đổi khí hậu, thiếu hụt lao động... Hàn Quốc có hàng loạt chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân.
Cụ thể, về chính sách đất đai, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa quỹ đất hiện có. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Hàn Quốc bỏ hạn điền đất nông nghiệp từ năm 1999 để tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Chủ sở hữu đất nông nghiệp bắt buộc phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, không được để hoang hóa quá một năm. Người sở hữu đất không sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn muốn sở hữu có thể ủy thác ngân hàng đất đai cho thuê.
Nhà nước có chính sách đền bù thỏa đáng cho nông dân khi thu hồi đất. Việc đền bù được thực hiện theo hai phương thức. Một là, Nhà nước và người nông dân thỏa thuận với nhau về mức giá đền bù theo giá thị trường. Hai là, nếu hai bên không thống nhất được mức giá đền bù sẽ có đơn vị thẩm định giá độc lập nhưng về nguyên tắc phải bằng hoặc cao hơn giá thị trường.
Về chính sách tín dụng, Nhà nước cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 0% - 2,0%, mức cao nhất cũng chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thương mại. Nông dân có thể vay vốn ưu đãi tới 70%, thậm chí 100% vốn đầu tư ứng dụng công nghệ cao, mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, làm nhà kính, xây dựng cơ sở bảo quản sản phẩm.
Về chính sách khoa học công nghệ, công tác nghiên cứu và phát triển, nhất là nghiên cứu cải tiến, tạo giống mới, công nghệ mới phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản được đặc biệt coi trọng. Hàn Quốc có 240 cơ sở nghiên cứu khoa học là các viện, trung tâm. Chính phủ đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm cho công tác nghiên cứu, phát triển. Đối với mặt hàng chủ lực như lúa, đậu đỗ, cà chua, táo, lê…, Nhà nước đặt hàng các cơ sở nghiên cứu chọn tạo, sản xuất các giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho nông dân. Các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông được phân công phụ trách tư vấn trực tiếp từng nhóm nông dân giúp cho nông dân giải quyết kịp thời các khó khăn trong sản xuất.
Chính phủ Hàn Quốc còn lập kế hoạch xây dựng các dự án cải tạo đất cho toàn bộ đất trồng trọt ít nhất 6 năm một lần. Trên cơ sở kết quả khảo sát đất và dự báo cho dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng, các loại phân bón giàu khoáng chất sẽ được cung cấp để nông dân sử dụng một cách tối ưu cho từng mảnh ruộng riêng biệt.
Hàn Quốc có Quỹ bình ổn giá các mặt hàng chiến lược đảm bảo thu nhập cho nông dân và lợi ích của người tiêu dùng. Bù giá cho nông dân khi giá thị trường thấp hơn giá Chính phủ đảm bảo hoặc hỗ trợ nông dân khi Chính phủ yêu cầu nông dân giảm quy mô sản xuất. Nông dân được Nhà nước hỗ trợ 80% phí bảo hiểm nông nghiệp, 50% bảo hiểm hưu trí...
Nền nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến ở Asan
Mới đây, tham gia đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của thành phố Asan, tỉnh Chung cheong Nam, chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về ngành nông nghiệp của địa phương này cũng như của đất nước Hàn Quốc.
Asan được biết đến là một trọng điểm sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc với các cây trồng chính là lúa, lê, hành lá, dưa chuột... Diện tích đất nông nghiệp không quá lớn (gần 15.600 ha), lao động làm trong lĩnh vực này cũng hạn chế (hơn 17 nghìn người, chiếm khoảng 5,4% dân số) nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Asan rất cao. Điều này có được là nhờ địa phương đã tập trung ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông qua áp dụng phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm trong từng khâu của chuỗi giá trị sản xuất.
Đi thăm thực tế các cánh đồng lúa, các trang trại trồng lê, táo, nho, việt quất... chúng tôi thấy ở đây hầu như mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đều được thực hiện bằng máy móc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến thu hoạch. Những nông dân ở đây hầu hết đều ở độ tuổi 60-70 nhưng họ vẫn canh tác 1-2 ha cây trồng mà không gặp bất kỳ khó khăn gì. Ông Im Hong Soon, 72 tuổi ở vùng Mbong-myeon (Asan) sở hữu vườn lê 2 ha chia sẻ: "Còn cầm kéo được thì tôi còn làm nông vì mọi việc đều có máy móc thay thế, rất nhàn hạ".
Thầy Nam Yoon Gil, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp thành phố Asan cho biết: Trung tâm đang vận hành một ngân hàng cho thuê máy móc nông nghiệp với 571 đầu máy và 91 chủng loại máy móc. Đến mùa vụ, nông dân cần sử dụng loại máy nào chỉ cần đến đăng ký thuê sẽ được đào tạo và mang về sử dụng. Trung tâm chỉ thu một mức phí rất nhỏ để bảo trì.
Tại vườn ươm PPS Seed, Tổng Công ty Hiệp hội Nông nghiệp, nơi chuyên sản xuất, nhân giống dưa lê, chúng tôi rất ấn tượng bởi mọi quy trình quản lý, vận hành đều khép kín trong khu nhà kính. Các công đoạn từ trộn đất, gieo hạt, đóng bầu đều thực hiện bằng máy móc. Tại đây có hệ thống máy đo độẩm của đất, không khí, phân tích nhu cầu phân bón của cây, lượng nước tưới tiêu… và có thể đưa ra các giải pháp gợi ý giúp giải quyết tình trạng sâu bệnh (nếu có) nhờ vào việc phân tích dữ liệu. Đặc biệt, vườn ươm có hệ thống thu nhiệt trong lòng đất ở độ sâu 180m giúp cung cấp nhiệt độ tối ưu cho cây trồng, nhờ đó, cây giống được sản xuất liên tục bất kể mùa vụ.
Ngoài chú trọng ứng dụng cơ giới hóa, tự động vào sản xuất, thành phố Asan cũng rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp bền vững. Ngay từ những năm 70, ở đây đã hình thành những Hiệp hội các trang trại lành mạnh, Hiệp hội nghiên cứu nghề nông trại hữu cơ. Hiện nay, để giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, số lượng các hóa chất sử dụng được cắt giảm bằng cách sử dụng có hiệu quả và thận trọng. Chương trình quản lý tích hợp các loài gây hại (IPM) đã được đưa ra để khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các hóa chất. Các phương pháp làm tăng độ màu mỡ được áp dụng dựa trên cơ sở các kết quả khảo sát đất đai để giảm việc sử dụng các loại phân hóa học nhằm bảo vệ đất. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp được kiểm soát chặt chẽ thông qua việc áp dụng các quy chuẩn chất lượng cao, hệ thống truy xuất nguồn gốc, chế tài xử phạt nghiêm khắc, công khai thông tin các đơn vị, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Để hỗ trợ nông dân trong việc bảo quản, phân phối, tiêu thụ nông sản, địa phương này thiết lập một hệ thống tuần hoàn nông sản địa phương. Theo đó, sẽ hỗ trợ nông dân kết nối cung cấp thực phẩm cho bữa ăn ở các trường học, cơ sở công cộng; trao đổi nông thôn-đô thị; thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng như phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Công nghệ bảo quản, chế biến ở đây phát triển ở trình độ rất cao. Ví dụ như đối với việc chế biến lúa gạo, không chỉ đơn thuần là xay xát đóng gói, các nhà máy chế biến gạo ở đây còn bổ sung dinh dưỡng, phân phối gạo chế biến sẵn ở dạng cơm ăn liền; hơn nữa có thể tự động đóng gói dựa trên khối lượng, chủng loại riêng biệt, đúng theo yêu cầu của từng khách hàng rồi gửi đến địa chỉ cần thiết và không cần đến bàn tay của con người. Đối với sản phẩm lê, công nghệ bảo quản tốt đến mức lê thu hoạch vào tháng 10 nhưng vẫn có thể giữ nguyên chất lượng để bán vào tháng 5 năm sau.
Thực tế sản xuất nông nghiệp ở Ninh Bình và Asan hiện nay có nhiều điểm tương đồng khi cùng đang đối mặt với nhiều khó khăn về biến đổi khí hậu, việc thu hẹp diện tích sản xuất, thiếu hụt lao động... Do vậy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là giải pháp quan trọng, nhân tố quyết định đến chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra lượng sản phẩm lớn thân thiện với môi trường; giảm giá thành sản phẩm, giảm lao động tay chân, bớt phụ thuộc vào thời tiết...
Đồng chí Lâm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh, Trưởng Đoàn cán bộ và nông dân tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình tham dự Chương trình Đào tạo phát triển nông nghiệp tại Asan tháng 7 vừa qua chia sẻ: Đây là một chuyến đi học tập hết sức ý nghĩa, rất nhiều vấn đề hay về chính sách, các tiến bộ về giống, kỹ thuật, cơ giới hóa, sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường... để chúng ta học tập, áp dụng vào sản xuất của mình. Trong đó, nghiên cứu kinh nghiệm của bạn cho thấy rất rõ vai trò của vốn đầu tư Nhà nước vào nhiều mặt khác nhau của chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước cần có các chính sách phù hợp hỗ trợ nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tăng sức cạnh tranh cho nông sản. Cần thiết phải xây dựng kế hoạch phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp công nghệ cao với quy mô phù hợp. Không nhất thiết nơi nào cũng phát triển sản xuất quy mô lớn mà quan trọng nhất là biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Cần phải tư vấn hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Song song với đó, chú trọng hơn đến việc chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, quản lý chặt việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ông Lê Đăng Thỏa, cán bộ phụ trách lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Đức Hùng (thành phố Tam Điệp) chia sẻ: Tuy có 2 tuần, nhưng chuyến đi đã giúp ông học hỏi được nhiều kiến thức, đặc biệt là có điều kiện tiếp cận với trình độ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ông rất ấn tượng bởi công nghệ nghiên cứu sản xuất giống, công nghệ chế biến sau thu hoạch của phía bạn. Đặc biệt, qua chuyến đi này ông đã học tập được kỹ thuật bấm cành, ngắt ngọn, tỉa quả, bón phân, tưới nước trong canh tác cà chua, dưa chuột trong nhà lưới công nghệ cao để về áp dụng tại Công ty.
Còn nông dân Phạm Văn Hướng (xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh) cho biết: Năng suất lúa ở Asan rất cao, bình quân khoảng 7,6 tấn/ha (ở Ninh Bình chỉ khoảng 6,2 tấn/ha). Có được năng suất này, ngoài bộ giống tốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có lẽ do phía bạn có một chương trình dài hạn, bài bản để cải tạo đất, trên cơ sở kết quả khảo sát đất và dự báo cho dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng, các loại phân bón giàu khoáng chất được cung cấp để bón một cách tối ưu cho từng mảnh ruộng riêng biệt. Nông dân chúng tôi rất mong Nhà nước có những nghiên cứu, hỗ trợ thiết thực như thế.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, từ năm 2015, UBND tỉnh Ninh Bình và chính quyền thành phố Asan, Hàn Quốc đã ký kết Thỏa thuận hữu nghị và hợp tác giữa 2 đơn vị. Theo đó, trên lĩnh vực nông nghiệp, đến nay, tỉnh Ninh Bình đã cử 5 đoàn cán bộ ngành Nông nghiệp và nông dân tiêu biểu của tỉnh sang học tập, tiếp thu các kinh nghiệm trong quản lý, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật từ phía bạn đã được chúng ta đem về áp dụng thành công. Cụ thể như: Ứng dụng phương pháp làm giàn treo cho cây dưa trong nhà lưới, nhà kính; phương pháp ghép dưa chuột trên gốc bí đỏ; nhân giống nấm sò đen Hàn Quốc từ nguồn vật liệu là giống nấm từ Asan-Hàn Quốc; một số giống rau, hoa, quả từ Asan như dưa chuột, xà lách, rau cải, hoa cúc… cũng đã được trồng thử nghiệm tại Ninh Bình cho năng suất, chất lượng tốt.
Hy vọng "đi một ngày đàng học một sàng khôn", những chuyến đi học tập và sự chia sẻ, hợp tác từ phía Asan sẽ giúp các cán bộ, nông dân tiêu biểu của Ninh Bình có được cái nhìn mới mẻ, hiện đại và tiến bộ, về áp dụng vào đời sống sản xuất của mình, đưa ra được các mô hình hay để các nông dân khác học tập, cùng phát triển.
(Baonghean) - Hàn Quốc là nước công nghiệp, nhưng đối với nông nghiệp vẫn luôn được chú trọng. Vì thế hiện nay Hàn Quốc đã có không ít nông sản hàng hóa mang tính độc quyền, đem lại kinh tế cao. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp Hàn Quốc hiện đang đứng trước thách thức của thời tiết khí hậu băng giá mùa Đông. Liên kết, hợp tác đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp đang là cơ hội tốt mở ra nhiều triển vọng cho 2 nước Việt Nam - Hàn Quốc…
Phát triển nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và liên kết
Xuống máy bay, khoác áo ấm tầng trong lớp ngoài mà cái giá lạnh thực sự gây cảm giác mạnh về cái lạnh mùa Đông của đất nước Đại Hàn. Chị Hạnh - Hướng dẫn viên người Việt (quê Quảng Ninh) là một cô gái với bộ quân phục màu ghi, nhanh nhẹn, lại làm dâu người Hàn, cho biết: Hàn Quốc thuộc vùng khí hậu ôn đới, mùa Đông kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Cao điểm của mùa mùa Đông là tháng 1 đến tháng 3, thời tiết hanh heo, nhiệt độ ngoài trời thường xuống thấp. Ban ngày 1-2 độ C, ban đêm âm 4-5 độ C có nơi âm tới 10 độ C. Đây cũng là giai đoạn tuyết rơi, cỏ cây bị cháy vàng úa. Từ sân bay quốc tế vào trung tâm thủ đô, rồi từ trung tâm thủ đô đến Công viên Everlan hai bên đường phần lớn tuyết phủ dày một lớp trắng xóa. Giá lạnh đã gây trở ngại, đe dọa lớn đến sản xuất nông nghiệp của bán đảo Đại Hàn. Tưởng thời tiết khí hậu khắc nghiệt như vậy, sản xuất nông nghiệp sẽ đình đốn, người Hàn khó có được bữa rau trong mùa Đông giá lạnh. Thế nhưng vào bữa thật bất ngờ trong bữa ăn, rau nhiều hơn thịt cá. Bên cạnh món kim chi truyền thống là rau xà lách tím tươi xanh, cam quýt vàng lịm như vừa mới được hái từ vườn vào. Chủ nhà hàng cho biết, các thực phẩm tươi sống đều do đất nước Đại Hàn sản xuất.
Trên đường tới thăm đỉnh núi Bình Minh nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, những vườn cam quả trĩu cành và những trang trại nông nghiệp công nghệ cao trải dài khắp nơi. Thật khó tưởng tượng khi mà đất đai ở đây không phải là bờ xôi ruộng mật, nói theo lối người Việt “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, địa hình đồi núi chiếm 70-80%, thời tiết hanh heo giá lạnh dưới 0 độ C, chẳng mấy thuận cho sản xuất, thế mà mùa này trên các trang trại, các loại cây trồng nông nghiệp vẫn đâm chồi mẩy lộc, đơm bông kết trái. Hòn đảo JeJu ngày xưa từng được biết đến vì có cái nhiều nhất: nhiều đá, nhiều gió, còn bây giờ người ta biết tới nó vì đảo có nhiều quýt nhất khu vực. Quýt ở đây phát triển khắp nơi, 2 bên đường, trong các vườn hộ, trên các trang trại núi đồi. Vì vậy, Người Hàn thường gọi đảo JeJu là đảo Quýt.
Thời điểm này dẫu đã cuối mùa quả ngọt nhưng các khu vườn quýt vẫn trĩu cành, chín vàng rộm. Được đi nhiều nước trong khu vực châu Á và thưởng thức nhiều loại cam, quýt nhưng có lẽ quýt ở xứ Kim Chi này vẫn có cái đặc biệt cả về chất lượng, hương vị và mẫu mã. Trong các vườn cam, quýt cây nào quả cũng trĩu cành và trăm quả như một, da căng mịn mà trên lớp da của nó không một vết màu khác ngoài màu vàng, trông rất bắt mắt. Không chỉ có mẫu mã đẹp mà quýt cam ở đây có hương vị riêng, vừa thơm vừa dịu ngọt, ăn một muốn ăn hai, giá cũng rẻ. Tại các điểm du lịch 1 kg cam giá 3 won (10 quả), tương đương 60 ngàn Việt Nam đồng. Theo người dân thì giá tại vườn còn rẻ hơn, và mua nhiều còn được khuyến mại, nhưng do năng suất cao nên mỗi ha thường cho thu nhập 10-15 triệu Won (200-300 triệu đồng Việt Nam).
Không chỉ có quýt, mà nhiều sản phẩm nông nghiệp ở đây cũng đã có thương hiệu nhờ sớm thực hiện cuộc cách mạng xanh và cách mạnh sinh học trên đồng ruộng. Đặc biệt, Hàn Quốc đã giành được thành tựu quan trọng về giống nông nghiệp. Bằng phương pháp lai tạo, nhân cấy mô, Hàn Quốc đã tạo được nhiều bộ giống rau củ quả cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như đã sản xuất được giống rau cao sản như giống cải củ Song Jeong, cải thảo Summukking và giống hành lá Huk Keun Jang. Qua sản xuất tại nhiều địa phương cải thảo, cải củ đã tạo đột phá về năng suất. Nếu năng suất cải thảo, cải củ của Việt Nam hiện chỉ đạt bình quân 20-25 tấn/ha/vụ thì Hàn Quốc đã đạt 50-70 tấn/ha/vụ. Ngoài chú trọng giống, nông dân Hàn Quốc còn quan tâm đầu tư thâm canh vào thủy lợi tưới phun sương nhỏ giọt, thực hiện che phủ ni lon chống sương giá và côn trùng phá hoại. Một số trang trại sản xuất các loại cây trồng có giá trị còn đầu tư nhà che phủ chống tuyết rơi, gắn với hệ thống đèn sưởi ấm, bảo đảm cho cây trồng phát triển.
Nhờ có bước phát triển trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, Hàn Quốc đã sản xuất được nhiều nông đặc sản hàng hóa nội tiêu và xuất khẩu mang tính độc quyền đem lại giá trị kinh tế cao như nấm linh chi và hồng sâm.
Điều đáng nói là việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đang được gắn kết với nhau trong một chuỗi liên kết gần như kép kín. Trong chuỗi liên kết đó doanh nghiệp đóng vai trò chính, song hành hỗ trợ nông dân về vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật và nhất là tiêu thụ sản phẩm; Nông dân cam kết chung thủy với doanh nghiệp khi có sản phẩm bán cho doanh nghiệp theo giá thỏa thuận, tuyệt đối không tự ý bán ra ngoài. Sự liên kết đó đã giúp hoạt động sản xuất của ngành Nông nghiệp ngày càng lớn mạnh hình thành các tập đoàn sản xuất không chỉ chú trọng khâu đầu tư sản xuất ra nông sản mà còn đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến và mạng lưới tiêu thụ, tạo ra sự phát triển nông nghiệp bền vững. Chẳng hạn, hiện Hàn Quốc đã có tập đoàn đầu tư sản xuất và tiêu thụ sâm; tập đoàn sản xuất và tiêu thụ nấm linh chi…
Các tập đoàn sản xuất không chỉ đầu tư thâm canh sản xuất ra nông sản mà còn nghiên cứu chế biến các nông sản thô thành các mặt hàng tinh có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Bằng cách đó, không chỉ có mặt hàng thô, hồng sâm và nấm linh chi còn được tinh chế thành nhiều sản phẩm có nhiều tính năng, vừa bồi bổ sức khỏe vừa hỗ trợ chữa bệnh. Chỉ riêng hồng sâm, người ta đã chế biến ra hàng trăm sản phẩm khác nhau, ngoài đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng sức khỏe, còn hỗ trợ chữa bệnh và làm đẹp. Vào siêu thị bán sản phẩm từ sâm, không ít du khách hoa mắt bởi rất nhiều sản phẩm trưng bày bán và giá cả không hề rẻ: Sâm khô 300g giá trên 400 USD, cao sâm viên 225 USD, sâm tẩm mật ong 215 USD, kem dưỡng da hồng sâm 175 USD…Nấm linh chi có đến hàng chục sản phẩm khác nhau: Cao linh chi tẩm mật ong, viên linh chi, trà linh chi, nước uống linh chi, cao hồng sâm linh chi…
Với những bước đi và cách làm đó đã góp phần vừa khai thác tiềm năng, đất đai và lợi thế vừa nâng cao đời sống của người nông dân và giải quyết việc làm cho nhiều người. Hiện thu nhập của nông dân Hàn Quốc đạt trên 32 triệu won/năm, tương đương 23 ngàn USD, cá biệt có những nơi như làng Shindo, tỉnh Gyong Sangbuk chuyên trồng táo, ớt, rau, đậu… thu nhập bình quân 70 triệu won/người/năm. Chính mức thu nhập của người nâng dân được nâng lên nên đã góp phần đưa thu nhập bình quân GDP của Hàn quốc cũng tăng trưởng nhanh. Từ một nước lạc hậu đến nay Hàn Quốc đứng trong tốp của các nước phát triển G20 và là nước có nền kinh tế lớn mạnh thứ 4 của châu Á, với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2010 khoảng 20.000 USD.
Mặc dù đã đạt được thành tựu to lớn, nhưng sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc đang đứng trước những khó khăn, do thời tiết giá lạnh, khiến chi phí giá thành sản xuất cao mà chất lượng và số lượng cũng ảnh hưởng. Để làm ra các sản phẩm rau trong mùa Đông, giá thành phải tăng gấp 4, gấp 5 lần so với mùa Hè. Và trên thực tế nhiều năm tuyết rơi kéo dài nhiều tháng liền nên không thể sản xuất được rau tươi trong khi nhu cầu lại đòi hỏi thường xuyên buộc phải nhập khẩu rau củ, quả từ nước ngoài. Nhưng lại đặt ra sản phẩm nhập khẩu khó kiểm soát được dư lượng các hóa chất nguy hại và giá cả lại đắt.
Vì thế, gần đây một số tổ chức và doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang cố gắng tìm kiếm đối tác liên kết với doanh nghiệp Việt Nam sớm triển khai dự án thử nghiệm sản xuất rau quả tươi sống ở một số địa phương, theo phương thức doanh nghiệp đầu tư giống, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc thu hái, bao tiêu sản phẩm, nông dân trồng thâm canh và bán sản phẩm lại theo giá thỏa thuận. Tại xã Yên Lạc, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, trong vụ đông xuân 2013- 2014 này đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 5 loại rau củ (cải thảo, cải củ, ớt, hành và khoai tây) giống của Hàn Quốc và đã cho kết quả khả quan. Năng suất cải thảo và cải củ đạt 53-54 tấn/ha, giá trị thu nhập ước đạt trên 220 triệu đồng/ha, gấp hơn 2 lần so với các mô hình đối chứng.
Đối với Nghệ An, theo trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ, vụ đông xuân 2013-2014 đang triển khai thí điểm mô hình liên kết sản xuất ớt sạch (110 ha ) với giống Chỉ địa Trang nông -138 do Công ty CP đầu tư Vintechco Việt Đức (Hà Nội) phối hợp với một công ty Hàn Quốc thực hiện. Kết quả ban đầu cho thấy mô hình sản xuất rất khả quan, năng suất đạt bình quân trên 7tấn/ha, sản lượng 800 tấn và điều quan trọng chất lượng và mẫu mã đều đạt tiêu chuẩn quy định. Toàn bộ sản phẩm làm ra được đóng gói xuất khẩu và giá bán tại thị trường Hàn Quốc với giá 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nhà đầu tư mua tại ruộng với giá đang thấp (5.000 đồng/kg) nhưng tính ra thu nhập đạt trên 1,5 triệu đồng/sào/vụ.
Kết quả đó mới trong phạm vi hẹp và có phần mang tính tự phát nhưng đã mở ra cơ hội tốt trong hợp tác phát triển nông nghiệp giữa 2 quốc gia nói chung và Nghệ An - Hàn Quốc nói riêng trong thời gian tới. Qua đó khai thác tiềm năng lợi thế, giải quyết việc làm và đặc biệt nâng cao đời sống của người dân.