Tìm người là đến dãy i í ơ ơ la hự ối hự, ấy mấy cau đến dãy ớ ơ cau đến dãy hàng cau, đến ớ ơ ờ dãy í ơ ơ cũng có a hàng giầu ứ ư hự.
TOUR DU LỊCH BẮC NINH | VỀ CÂU HÒ QUAN HỌ BẮC NINH THẮM TÌNH
Tour du lịch Bắc Ninh, Du lịch Bắc Ninh, Tour du lịch Đền Đô, Tour lễ hội Bà Chúa Kho, Tour Chùa Bút Tháp, Tour khởi hành từ Bắc Ninh
“Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy không ăn cầm lấy
Cho nhau bằng lòng trầu này trầu tính trầu tình.
Môi mình môi ta miếng trầu là miếng trầu vàng”
Chắc hẳn đâu đó trong ký ức, các bạn đã từng được nghe những giai điệu bắt tai của các liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc giao lưu với nhau, mời nhau miếng trầu hay chén nước để thể hiện lòng hiếu khách của mình.
Ảnh chụp tại cửa chính nhà hát quan họ Bắc Ninh
Nhắc tới xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh, sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc tới di sản văn hóa phi vật thể “Dân ca quan họ Bắc Ninh”. Dân ca quan họ Bắc Ninh có lịch sử hình thành từ khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở các làng quan họ và một số làng lân cận sáng tạo ra.
Khác với những hình thức hát dân ca khác, thuở đầu những câu hát quan họ chỉ là những câu hát giao lưu dân dã trong đời sống sinh hoạt làng xóm của người dân xứ Kinh Bắc. Đó là những lời ca đối để giao tiếp cư xử khi ăn nói, lúc đứng ngồi, mời mọc, đưa tiễn, … dần dần những câu gieo duyên ấy trở thành một văn hóa đáng tự hào của người dân bản địa.
Dân ca quan họ Bắc Ninh là những câu hát đối đáp giữa các liền anh, liền chị. Họ thường hát quan họ vào đầu mùa xuân và mùa thu khi có lễ hội hoặc khi có bạn bè tới chơi để thể hiện lòng thân thiện của mình. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bảy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người quan họ.
Buổi biểu diễn của các liền anh, liền chị tại nhà hát quan họ Bắc Ninh
Giai điệu dân ca quan họ vô cùng đa dạng khi có tới hơn 500 bài ca và 213 làn điệu được thể hiện bằng nghệ thuật ca hát đặc sắc và độc đáo. Tiếng hát quan họ đặc sắc vì có sự kết hợp của âm nhạc, thơ ca và cả giọng hát của người nghệ sĩ quan họ. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca; lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha, … Nghệ thuật hát quan họ đòi hỏi người nghệ sĩ phải sử dụng những tiếng phụ và lời phụ bên cạnh lời hát chính để khiến lời hát chính thêm mượt mà và tăng cường tính nhạc của bài ca, khiến giai điệu trở nên sinh động hơn.
Phần lời bài dân ca quan họ thường là những câu thơ, câu ca dao được trau chuốt và sử dụng những từ ngữ trong sáng, mẫu mực. Nội dung các bài ca thường thể hiện những trạng thái tình cảm của con người như nhớ nhung, buồn bã khi chia xa; sự vui mừng khi gặp lại của những cặp đôi yêu nhau; …
Đoàn Hà Nội có cơ hội tham gia trải nghiệm hát quan họ cùng với các nghệ nhân của CLB Dân ca quan họ đền Đô. Lời bài hát Khách đến chơi nhà, được các liền chị ca vang khiến đoàn Hà Nội cảm thấy rung động khi nghe giai điệu dân ca quan họ cổ.
Dưới đây là Lời bài hát: Khách đến chơi nhà (Quan họ lời cổ):
“Khách đến í đến chơi hự nhà là chơi hự ư nhà i ì/Đốt than ớ ơ dậu mà quạt nước mấy pha trà/ mời người xơi là chén có a trà này/Quý vậy ơ quý vậy đôi người ơi/Mỗi người là người xơi mỗi chén ấy/cho em í ơ vui lòng là em í i muốn cho/Sông cạn í ơ sông cạn í ơ đất liền/Để em ớ ơ dậu mà đi lại ấy mấy kẻo phiền là đò giang là em í vào chùa/Thấy chứ í ơ thấy chữ Linh À Nhang/Gần chùa là chùa chả bén mấy duyên hương í ơ chút nào là sáng có à giăng xuông, sáng í cả ơ sáng í cả ơ vườn đào/Ba bốn người là người ngồi đấy mấy người nào là còn không là có ới à nên chăng/Xe sợi í ơ xe sợi í ơ chỉ hồng?”
Đoàn Hà Nội trải nghiệm hát quan họ cùng với các liền chị của CLB Dân ca quan họ đền Đô
Theo lời chia sẻ của các liền chị, “Người quan họ khi đến chơi nhà thì không thể bỏ qua được tục mời nước mời trầu”; “Về mời nước thì người xưa có câu nói: đôi tay nâng lấy cơi trầu - trà thơm thơm lừng cả mười ngón tay”; “Về mời trầu thì có câu: trầu xanh cau trắng chay hồng - vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”. Có thể thấy được cái nét “duyên” trong từng câu hát của làn điệu dân ca quan họ, rất bình dị nhưng cũng không kém phần thắm thiết. Họ đặt vào trong những câu hát cái tình, cái tâm với mong muốn thể hiện sự thương mến lẫn nhau.
Bà Nguyễn Thị Xuân Lan - Trưởng CLB Dân ca quan họ đền Đô, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, người truyền lửa cho các thế hệ trẻ có niềm đam mê với làn điệu dân ca quan họ (đoàn Hà Nội đã được tận tai nghe bà Lan hát quan họ vô cùng thắm thiết) chia sẻ: “Dân gian thì không biết thế nào là chuẩn. Chơi văn hóa quan họ, cái ứng xử mới là khó, hát phải có lao động. Trẻ là phải vui, tôi rất thích việc giới trẻ duy trì bản sắc. Làng quan họ nói một nửa ăn một nửa, khi ăn với bạn có thể ăn một lần, cũng có thể ăn nửa lần để cùng nhau nói chuyện, uống nước…”.
Đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa dưa xin mời cả nhà nâng bát, dựng đũa để cho quan họ được thừa tiếp. Trong lề lối giọng quan họ có giọng lề lối, khi gặp gỡ nhau thì hát giọng lề lối (mấy bài hát giọng lề lối thì cực khó) sau đó bắt đầu giọng văn, rồi đến giọng giã bạn (giọng cuối cùng).
Có nhiều cách dẫn vào bài hát quan họ, nhưng nếu muốn gửi vào đó những lời dẫn để người nghe chú ý lắng nghe, để được nghe cái bài đó thì Dẫn bài Còn Duyên - Sự có mặt của các vị khách quý đông vui như thế này, về với Bắc Ninh - Kinh Bắc chúng em mến khách vui mừng mà hát rằng có yêu nhau thì mới sang chơi cửa chơi nhà, trong dân ca quan họ Bắc Ninh ở bài hát Còn duyên thì có câu “Đừng thấy em lắm bạn mà ngờ, lắm bạn thì lắm em vẫn cứ chờ người ngoan”. Xin thưa quý vị, người xinh thì ai cũng thích vì người xinh thì tiếng nói cũng xinh, mà người giòn thì cái tỉnh tình tinh cũng giòn, tại sao trai gái Bắc Ninh chỉ hát về người ngoan? Vì người Bắc Ninh quan niệm người xinh mới chỉ là vẻ đẹp về hình thức bên ngoài, như bông hoa dễ tàn phai theo năm tháng, còn người ngoan là vẻ đẹp về phẩm chất đạo đức, về trí tuệ ở bên trong sẽ sống trọn vẹn với những kiếp người, lan tỏa trường tồn. Các cụ vẫn nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”; nếu một con người vừa có vẻ đẹp về hình thức, lại vừa có vẻ đẹp về phẩm chất đạo đức, trí tuệ thì đáng trân trọng đến nhường nào. Đó chính là nội dung của bài hát nổi tiếng trong lề lối giao duyên đối đáp của dân ca quan họ Bắc Ninh - bài hát Còn Duyên”.
Đoàn đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức không chỉ về những làn điệu dân ca quan họ mà còn được biết thêm về văn hóa giao lưu của người dân xứ Kinh Bắc. Bà Lan hoạt động văn nghệ từ năm 1986, cho tới nay cũng đã được 28 năm kinh nghiệm, bà không giữ những làn điệu ấy cho riêng mình, mà muốn truyền đạt lại cho những thế hệ sau, để tiếng hát quan họ sẽ được lưu truyền mãi mãi, theo Bà chia sẻ.
Hiện nay, nhiều làng ở Bắc Ninh vẫn duy trì được lối văn hóa gieo duyên quan họ với hàng trăm bài hát lời cổ đằm thắm, dân dã và mộc mạc khi mang trong mình nét đẹp thiêng liêng xứ Kinh Bắc.
Nét đẹp trong quan họ Bắc Ninh chính là sự hòa quyện giữa những giai điệu ngọt ngào của các liền anh, liền chị; giữa trang phục truyền thống độc đáo với cách ứng xử văn hóa khi gieo duyên. Những hình ảnh ấy đã dần trở nên quen thuộc với du khách trong nước và quốc tế, những hình ảnh gợi lại một ngôi làng yên ả vùng Bắc Bộ, những cô gái duyên dáng mặc mớ ba mớ bảy đội nón quai thao và những chàng trai áo the khăn xếp.
Là một nét văn hóa độc đáo của người dân Kinh Bắc, Quan họ Bắc Ninh được truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn mang trong mình giá trị tinh thần nguyên vẹn không chỉ của tỉnh Bắc Ninh mà còn vang danh quốc tế. Năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể bởi những giá trị tinh thần mà loại hình nghệ thuật này đem lại.
Mặc dù cuộc sống ngày càng hiện đại hóa, nhưng những lời dân ca quan họ vẫn luôn tồn tại trong tiềm thức của người dân Bắc Ninh nói riêng và của người Việt nói chung. Sức sống bền bỉ của loại hình nghệ thuật này trong suốt khoảng thời gian dài tồn tại vẫn thu hút và tạo được ấn tượng tốt với du khách từ khắp mọi miền.
Nghệ sĩ hát quan họ cùng nhân vật trải nghiệm
Bắc Ninh, một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam, từ lâu đã nổi tiếng với lịch sử và văn hóa đậm đà. Với sự kết hợp giữa những ngôi chùa cổ kính, đền thờ linh thiêng và những di sản văn hóa độc đáo, Bắc Ninh thu hút du khách từ khắp nơi đến khám phá những điểm đến đặc biệt của nó. Ngay sau đây, hãy cùng Blog Travel Việt khám phá các địa điểm du lịch ấn tượng ở Bắc Ninh nhé!
Chùa Phật Tích, còn được gọi là chùa Vạn Phúc, nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là ngôi chùa có tượng Phật bằng đá lớn nhất Việt Nam, được khắc trong thời kỳ nhà Lý. Chùa đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa và là một trong 62 Di tích quốc gia đặc biệt. Với kiến trúc độc đáo, chùa Phật Tích đã thu hút nhiều du khách và các Phật tử tới chiêm bái. Bên cạnh đó, địa điểm du lịch ở Bắc Ninh này còn được biết đến là ngôi chùa có lịch sử lâu đời và linh thiêng nhất tại Việt Nam. Mỗi năm, lễ hội chùa Phật Tích được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5 Tết âm lịch. Ngay từ ngày khai hội, hàng vạn du khách đã đến chùa để tham gia lễ Phật và cầu bình an.
<< Chùa Bút Tháp, hay còn được gọi là Ninh Phúc Tự, là một trong những địa điểm du lịch ở Bắc Ninh thu hút nhiều du khách. Được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, chùa Bút Tháp nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính và đặc biệt có tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ. Chùa Bút Tháp nằm bên bờ sông Đuống, mang dáng vẻ cổ kính và mang đậm không khí linh thiêng. Ngôi chùa hình dạng như cây bút hiên ngang giữa cánh đồng rộng lớn. Về lịch sử, chùa được cho là có từ thời nhà Trần và đã trải qua nhiều lần mở rộng và trùng tu. Kiệt tác nghệ thuật này chủ yếu được tạo nên nhờ công lao của Hoàng thái hậu Ngọc Trúc và công chúa Ngọc Duyên. Chùa Dâu, hay còn gọi là chùa Diên Ứng, chùa Pháp Vân hoặc chùa Cổ Châu, là điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Bắc Ninh. Được xem là ngôi chùa đầu tiên xây dựng tại Việt Nam và là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất. Chùa Dâu nằm trên khu đất cao và rộng, mang đến cảnh quan tuyệt đẹp và yên bình. Kiến trúc chùa theo phong cách "nội công ngoại quốc" với các công trình độc đáo như: tam quan, tiền thất, tháp Hoà Phong, Tam bảo, hậu đường,... Qua thời gian, chùa Dâu đã được tu sửa nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính và sự trang nghiêm. Lăng thờ của vị vua đầu tiên trong lịch sử nước ta nằm trong khu di tích Kinh Dương Vương ở Á Lũ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1993, nơi này mang đến không gian trong lành, do mặt trước nhìn thẳng ra sông Đuống thơ mộng. Đền thờ Kinh Dương Vương có kiến trúc độc đáo với đường nét tinh tế, được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kiến trúc cổ xưa của Việt Nam. Bên trong đền, nhiều di vật và tài liệu liên quan đến vua Kinh Dương Vương vẫn được lưu giữ. Ngoài ra, du lịch Bắc Ninh và thăm lăng vào ngày 18 tháng 1 âm lịch hàng năm, bạn sẽ được tham gia vào lễ hội đặc biệt với nhiều nghi thức độc đáo. Đền Đô, còn gọi là Đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp Điện, là một điểm du lịch Bắc Ninh nổi tiếng với lịch sử lâu đời của nhà Lý. Nằm trên diện tích 31.000m², Đền Đô mang vẻ trang nghiêm, cổ kính và hào khí đặc trưng của Thăng Long. Xây dựng từ năm 1030 bởi vua Lý Thái Tông, Đền Đô đã trải qua tu bổ và mở rộng nhiều lần. Dù đã bị phá hủy trong chiến tranh, nhưng năm 1989, nó được khôi phục dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng và các dấu tích còn lại. Đền Đô cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc. Vào ngày rằm tháng 3 hàng năm, du khách có thể tham gia lễ hội truyền thống để tưởng nhớ công lao của vua nhà Lý trong việc bảo vệ và phát triển đất nước. Đền Bà Chúa Kho nằm trên núi Kho, khu Cổ Mễ, Bắc Ninh. Đây là di tích lịch sử quan trọng và là điểm hành hương tín ngưỡng hàng năm. Đền liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076, các vị trí như núi Kho, núi Dinh và Thị Cầu là những điểm chiến lược quan trọng. Ngoài ra, Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam thông minh, bà đã có công quản lý kho lương thực và tham gia cuộc chiến chống quân Tống. Nhà vua sau đó đã trọng thưởng Bà với danh hiệu là Phúc Thần. Địa điểm du lịch ở Bắc Ninh này được xây dựng trên nơi cũ của kho lương thực triều đình trên núi Kho nên được gọi là Bà Chúa Kho. << Làng tranh Đông Hồ là một điểm du lịch Bắc Ninh hấp dẫn thu hút nhiều du khách. Ở đây, du khách có thể tham quan quy trình làm tranh và chiêm ngưỡng các kiệt tác do các nghệ nhân lâu đời tạo ra. Làng tranh Đông Hồ, hay làng Mái, nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, là nơi sinh ra dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc và nổi tiếng. Tranh Đông Hồ đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Được đề cử để công nhận là Di sản phi vật thể bởi UNESCO, tranh Đông Hồ thể hiện nét văn hóa trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Tranh Đông Hồ trước đây thường được bày bán vào các dịp lễ Tết, nhưng ngày nay chúng ngày càng được ưa chuộng và trân trọng vì giá trị văn hóa mà chúng mang lại. Làng gốm Phù Lãng tọa lạc tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh, nơi này không chỉ là một thiên đường gốm thơ mộng mà còn là nơi du khách có thể khám phá quy trình làm gốm và chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo. Làng gốm này đã tồn tại từ thời nhà Trần và vẫn phát triển đến ngày nay. Lưu Phong Tú, người được xem là ông tổ của nghề gốm, đã có đóng góp lớn trong việc truyền kỹ thuật gốm. Làng gốm Phù Lãng chuyên sản xuất ba loại sản phẩm chính: gốm dùng trong nghi lễ tín ngưỡng dân gian, gốm gia dụng và gốm trang trí. Mỗi sản phẩm đều được làm tỉ mỉ và tinh xảo, mang đến cho người dùng những tác phẩm gốm hoàn hảo. Đình làng Đình Bảng, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, là nơi thờ các vị thành hoàng của làng. Kiến trúc độc đáo của đình bao gồm gian chính điện và các vách gian hai bên cao dần, tạo nên không gian hội họp cho người dân trong làng. Tại đây, bạn có thể ngắm nhìn gần 500 bức phù điêu rồng phượng trong không gian yên bình và uy nghiêm. Đình làng Đình Bảng đã được xếp hạng là Di tích cấp Quốc Gia từ năm 1961 và hiện vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Khi đến tham quan địa điểm du lịch này, bạn không chỉ được trải nghiệm không gian yên bình và thoáng đãng, mà còn có cơ hội học hỏi về nền văn hóa độc đáo của dân tộc ta. << Thành cổ Bắc Ninh - Biểu tượng lịch sử và văn hóa của Việt Nam, gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân nơi đây. Xây dựng từ thời vua Gia Long năm 1804, thành đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Thành Bắc Ninh không chỉ là công trình kiến trúc quan trọng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa khu vực. Trước khi bị thực dân Pháp chiếm, đây là trung tâm hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên. Năm 1925, nó được xếp hạng là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Nó cũng từng là thủ đô của nước Âu Lạc và Đại Việt và nhiều triều đại vua Trần và Lý cũng đã chọn thành cổ Bắc Ninh làm nơi cư trú và làm việc. Khám phá ngôi thành cổ Luy Lâu sẽ là trải nghiệm thú vị cho những người yêu thích lịch sử. Với niên đại hơn 2.000 năm, ngôi thành này nổi tiếng ở xứ Kinh Bắc. Thành được xây dựng hoàn toàn bằng đất, nằm giữa làng Luỹ Khê. Dù chỉ còn một phần nhỏ, nó vẫn là điểm tham quan hấp dẫn với nhiều du khách. Luy Lâu từng là một thành cổ nổi tiếng, là đô hội của xứ Giao Chỉ thời xưa. Xung quanh thành là cánh đồng lúa, ao hồ và hàng cây cau xanh mát, tạo nên không gian cổ kính và mộc mạc. Đây là một địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng tại Bắc Ninh mà bạn không nên bỏ qua. Làng đúc đồng Đại Bái là điểm du lịch Bắc Ninh độc đáo và hấp dẫn. Với hơn 900 năm lịch sử, làng đúc đồng Đại Bái là nơi gìn giữ và phát triển nghệ thuật đúc đồng tinh xảo. Làng đúc đồng Đại Bái được chia thành 4 xóm với mỗi xóm chuyên đúc một loại sản phẩm. Sự chuyên môn hóa này đã làm cho làng Đại Bái trở thành trung tâm sản xuất đồ đồng nổi tiếng. Khi đến thăm làng Đại Bái, bạn sẽ được ngắm nhìn hàng ngàn tác phẩm đồng được tạo ra bởi những nghệ nhân tài ba. Ngoài ra, làng Đại Bái cũng gìn giữ nhiều di tích lịch sử và văn hóa như lăng tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền và các đình chùa. << 13. Làng Diềm - Làng quan họ Viêm Xá Làng Diềm, còn được gọi là thôn Viêm Xá,thuộc phường Hòa Long Bắc Ninh, là ngôi làng cổ với nét lịch sử và văn hóa truyền thống. Địa điểm du lịch ở Bắc Ninh này là cái nôi của dòng nhạc Quan họ - được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Tại làng còn có đền vua Bà - thuỷ tổ làn điệu dân ca và Đền Cùng - Giếng Ngọc có nguồn nước trong vắt chảy ra từ khe núi. Làng được bao bọc bởi sông Cầu hiền hoà, mỗi khi mùa xuân đến, du khách từ khắp nơi kéo về tham dự hội làng rất đông. Họ là những người say mê những giai điệu quan họ đặc trưng với canh đối đáp theo lối cổ độc đáo. Nhà thờ Chánh Tòa là điểm đến du lịch Bắc Ninh hấp dẫn, đặc biệt thu hút đông đảo giới trẻ. Với tuổi đời gần 130 năm, ngôi thánh đường này được xây dựng theo phong cách kiến trúc Ba Rốc từ thế kỷ 16, mang đậm nét cổ kính của Châu Âu. Tọa lạc trên đường Ngô Gia Tự, Ninh Xá, Bắc Ninh, nhà thờ nổi bật với hai ngọn tháp cao 22m trên mặt tiền, tạo nên một cảnh quan ấn tượng từ xa. Bên trong, không gian rộng rãi tràn ngập ánh sáng tỏa nắng, với các chi tiết chạm trổ đẹp mắt từ gỗ, tạo nên một khung cảnh đáng ngưỡng mộ. Dù trải qua nhiều năm chống chọi với thời gian, nhà thờ Chánh Tòa Bắc Ninh vẫn tồn tại vững vàng, là biểu tượng vững chắc của đức tin trong lòng con dân với Chúa. Mặc dù mới xây dựng gần đây nhưng chùa Thánh Quang Bắc Ninh đã gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với du khách. Ngôi thiền tự mang dáng vẻ cổ kính, với thiết kế tinh xảo cùng hệ thống tranh kính chủ đề Phật giáo số lượng lớn nhất Thế giới. Đặc biệt, chùa còn có toà tháp Kim cương Đại Bi cao 15 tầng với 158 bức tượng Phật được mạ vàng. Đến chùa Thánh Quang Bắc Ninh, bạn không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp và cầu nguyện cho sự may mắn và bình an, mà còn trải nghiệm những khoảnh khắc yên bình, ngắm nhìn kiến trúc độc đáo. Điều đặc biệt hơn cả, bạn sẽ mang về những bức ảnh tuyệt đẹp, khiến ai cũng phải mê. Chùa Đại Bi, còn được biết đến với tên gọi chùa Tổ hoặc chùa Tẩy, tọa lạc trên đỉnh núi Ngoan Sơn. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Ninh, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với quy mô hoành tráng, gồm hàng trăm gian. Chùa sở hữu 5 bản văn biên có niên đại lâu đời, có giá trị vô cùng quan trọng. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ đệ tam tổ Huyền Quang, một nhà sư và nhà thơ vĩ đại thời Trần. Người này đã cùng với vua Trần Nhân Tông và thiền sư Pháp Loa sáng lập thiền phái Trúc Lâm - một trường phái thiền Phật giáo đậm chất Việt Nam. Chùa Dạm, còn được gọi là Lãm Sơn, "Cảnh Long Đồng Khánh" hoặc "Thần Quang tự", là một ngôi chùa cổ nằm trên núi Dạm. Theo sử chép truyền kể, chùa được Nguyên Phi Ỷ Lan chọn địa điểm và xây dựng từ năm 1086 đến năm 1094, và được coi là “Trung tâm Phật giáo lớn nhất của nước Đại Việt. Bên cạnh đó, Cột đá chùa Dạm, có niên đại từ thế kỷ XI, được công nhận là bảo vật Quốc gia, mang giá trị về lịch sử và mỹ thuật, thu hút nhiều nhà nghiên cứu và nhà khoa học quan tâm. Ngoài ra, các tượng thờ và đồ thờ trong chùa đều được tạo mới trong thế kỷ XXI. << Giếng Ngọc Cá Thần từ lâu nổi tiếng là nơi có dòng nước ngọt lành chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ về ba “ông cá thần”. Giếng có hình bán nguyệt, rộng khoảng 20m2, bao gồm 11 bậc gạch, 4 bậc đá và 1 bậc gỗ lim ở mép giếng. Dưới đáy giếng, là lớp đá ong tự nhiên sâu khoảng 10m, nước trong giếng màu xanh và có thể nhìn thấy đáy giếng. Để lấy nước, du khách phải để giày dép trên bờ và đi chân trần xuống. Nước từ giếng có thể uống trực tiếp mà không cần lọc hay đun sôi, mang vị mát lành và ngọt tự nhiên không thể tìm thấy ở đâu khác. Theo người dân trong làng Diềm, nguồn nước từ trong núi và qua tầng đá ong đã tạo nên vị ngọt mát hiếm có. Địa điểm du lịch ở Bắc Ninh này được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 18, với khuôn viên rộng lớn và lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Kiến trúc hàng nghìn năm tuổi của chùa vẫn giữ nguyên những đặc trưng văn hoá thời Nguyễn, với 7 gian và 2 dĩ. Các cột trụ bằng gỗ lim chắc chắn, được chạm trổ tứ quý và tứ linh tinh xảo. Bên trong chùa, ngoài cây đa cổ thụ và vườn tháp, còn có giếng nước trong vắt, mang đậm nét truyền thống của Bắc Ninh. Phía trước chùa là một ngôi đền hàng nghìn năm tuổi, mặc dù đã được tu bổ vào năm 2009, nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ xưa. Đình Đẩu Hàn được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) với quy mô lớn và đã để lại dấu ấn đặc biệt trên kiến trúc và điêu khắc. Đến thời Nguyễn, đình tiếp tục trải qua trùng tu, tôn tạo và duy trì nguyên vẹn kiến trúc đến ngày nay. Địa điểm du lịch ở Bắc Ninh này đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Bên trong đình, có rất nhiều tài liệu cổ vật quý như thần tích, sắc phong, ngai thờ, sập thờ và các đồ thờ tự khác từ thời Lê - Nguyễn vẫn được lưu giữ. Đây là những di sản văn hóa quý giá, không chỉ là những dấu tích của đình trong lịch sử mà còn cho thấy thông tin về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật và phong tục tập quán của xứ Kinh Bắc. Với những địa điểm du lịch đặc sắc trên, Bắc Ninh mang đến cho bạn những trải nghiệm đậm chất văn hóa và tâm linh. Từ những ngôi chùa cổ kính, những đền thờ linh thiêng, đến những làng nghề truyền thống độc đáo, tỉnh Bắc Ninh không chỉ là nơi để khám phá lịch sử và văn hóa, mà còn là một điểm đến tuyệt vời để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên thanh bình. Hãy dành thời gian để khám phá Bắc Ninh và tận hưởng những trải nghiệm đáng nhớ mà tỉnh này mang đến bạn nhé! VIDEO: Du lịch Bắc Ninh 2024: Tổng hợp các địa điểm tham quan hấp dẫn nhất