Rút Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Cách Tính

Rút Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Cách Tính

Stt Giai đoạn nộp BHXH Mức lương đóng BHXH

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Bảo hiểm xã hội một lần là một trong những quyền lợi quan trọng của người dân khi tham gia BHXH (bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện). Người dân có thể rút BHXH một lần khi đủ điều kiện và không tiếp tục tham gia BHXH.

Theo đó, để được hưởng BHXH 1 lần, người dân cần thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội.

Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH.

Người đang mắc một số căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, bại liệu, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV/AIDS, hoặc các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra còn một số trường hợp sau khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

Theo Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, công thức tính BHXH được quy định như sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần= {(1.5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham BHXH từ năm 2014)} x Mbqlt.

Mbqlt (Mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH) = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / (Tổng số tháng đóng BHXH).

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện như sau:

- Năm 2008: Mức điều chỉnh là: 2,14

- Năm 2009: Mức điều chỉnh là: 2,0

- Năm 2010: Mức điều chỉnh là: 1,83

- Năm 2011: Mức điều chỉnh là: 1,54

- Năm 2012: Mức điều chỉnh là: 1,41

- Năm 2013: Mức điều chỉnh là: 1,33

- Năm 2014: Mức điều chỉnh là: 1,27

- Năm 2015: Mức điều chỉnh là: 1,27

- Năm 2016: Mức điều chỉnh là: 1,23

- Năm 2017: Mức điều chỉnh là: 1,19

- Năm 2018: Mức điều chỉnh là: 1,15

- Năm 2019: Mức điều chỉnh là: 1,12

- Năm 2020: Mức điều chỉnh là: 1,08

- Năm 2021: Mức điều chỉnh là: 1,07

- Năm 2022: Mức điều chỉnh là: 1,03

- Năm 2023: Mức điều chỉnh là: 1,0

- Năm 2024: Mức điều chỉnh là: 1,0

Lưu ý: Trường hợp người lao động chưa đóng đủ 1 năm BHXH thì mức bình quân tiền lương tính bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH (tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).

Ví dụ về cách tính BHXH một lần:

Anh Nguyễn Văn A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2024 như sau:

Từ tháng 01/2020 - 12/2020: Mức lương 4,000,000 đồng/tháng.

Từ tháng 01/2021 - 05/2023: Mức lương 6,000,000 đồng/tháng.

Tháng 06/2023 - 06/2024: Mức lương 7,000,000 đồng/tháng.

Theo công thức tính BHXH 1 lần, số tiền BHXH 1 lần mà anh A nhận được như sau:

Giai đoạn đóng từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4,000,000 đồng: 4,000,000 x 1.08 x 12 = 51.840.000 đồng.

Giai đoạn đóng từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1.07 x 12 = 77.040.000 đồng.

Giai đoạn đóng từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1,03 x 12 = 74.160.000 đồng.

Giai đoạn đóng từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023: Thời gian 5 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1 x 5 = 30,000,000 đồng.

Giai đoạn đóng từ tháng 06/2023 đến tháng 12/2023: Thời gian 7 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 7,000,000 đồng: 7,000,000 x 1 x 7 = 49,000,000 đồng.

Giai đoạn đóng từ tháng 01/2024 đến tháng 06/2024: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 7,000,000 đồng: 7,000,000 x 1 x 6 = 42,000,000 đồng.

=> Tổng tiền đóng BHXH = 51.840.000 + 77.040.000 + 74.160.000 + 30,000,000 + 49,000,000 + 42,000,000 = 324.040.000 đồng.

=> Tổng tiền BHXH một lần anh A được nhận là 54.006.666 đồng.

Hướng dẫn tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên VssID

Hiện nay, ứng dụng VssID chưa cho phép tính BHXH một lần ngay trên ứng dụng, mà chỉ có thể tra cứu được thông tin hưởng BHXH một lần trong trường hợp đã nhận tiền BHXH một lần và tra cứu quá trình đóng BHXH trên VssID để tính BHXH một lần.

Để tra cứu thông tin hưởng BHXH một lần trên ứng dụng VssID, người dân thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản hoặc Đăng nhập tài khoản trên ứng dụng VssID.

Bước 2: Tại giao diện “Quản lý cá nhân”, chọn “Quá trình tham gia”, chọn tiếp “BHXH” để hiển thị toàn bộ quá trình tham gia BHXH của người lao động và tổng thời gian tham gia BHXH.

Ngoài ra, nếu muốn xem chi tiết mức lương đóng BHXH theo từng giai đoạn, có thể chọn biểu tượng “Xem” hình con mắt.

Bước 3: Truy cập website: LuatVietnam.vn và tra cứu từ khóa “tính bảo hiểm xã hội một lần” hoặc truy cập trực tiếp hệ thống tính BHXH 1 lần online

Nhập đầy đủ thông tin liên quan đến giai đoạn nộp và mức lương đóng BHXH tương ứng trên hệ thống.

Trường hợp đã từng làm nhiều công ty khác nhau, người lao động có thể thêm các giai đoạn tương ứng bằng cách sử dụng tùy chọn “Thêm giai đoạn”, sau đó tiếp tục bổ sung thông tin.

Bước 5: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, chọn “Tính BHXH”

Chỉ sau vài giây, hệ thống sẽ trả về kết quả tính BHXH 1 lần của người lao động.

3. Thủ tục nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần

Để hưởng chế độ BHXH một lần, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần của người lao động

Đối với người lao động ra nước ngoài để định cư, cần chuẩn bị thêm bản sao giấy xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam, hoặc bản dịch tiếng VIệt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau:

Thị thực của Cơ quan nước ngoài cấp có xác nhận về việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

Giấy xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trên, người dân mang theo CMND/CCCD đến nộp hồ sơ tại Cơ quan BHXH quận/huyện hoặc Cơ quan BHXH tỉnh nơi cư trú để nộp hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và chi trả tiền cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì cần trả lời rõ bằng văn bản cho người lao động, nêu rõ lý do.

Rút BHXH một lần là việc người lao động (NLĐ) lựa chọn nhận toàn bộ số tiền đã đóng BHXH cùng với lãi cộng dồn một lần thay vì nhận lương hưu hàng tháng sau khi về già. Tuy nhiên, việc rút BHXH 1 lần cũng tiềm ẩn một số rủi ro và thiệt thòi cho NLĐ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi rút BHXH 1 lần:

Mất đi quyền hưởng lương hưu: Đây là thiệt thòi lớn nhất khi rút BHXH 1 lần. Sau khi rút BHXH 1 lần, NLĐ sẽ không còn được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, nguồn thu nhập chính để trang trải cho cuộc sống khi không còn khả năng lao động.

Mất đi quyền lợi bảo hiểm y tế: Khi rút BHXH 1 lần, NLĐ sẽ không còn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế. Điều này đồng nghĩa với việc NLĐ phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho bản thân và gia đình.

Mức hưởng BHXH 1 lần thường thấp hơn lương hưu: Mức hưởng BHXH 1 lần được tính toán dựa trên số tiền đã đóng BHXH cùng với lãi cộng dồn. Tuy nhiên, do thời gian đóng BHXH thường ngắn hơn thời gian hưởng lương hưu, nên mức hưởng BHXH 1 lần thường thấp hơn lương hưu.

Do đó, nếu người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH thì có thể tiếp tục đóng để đủ số năm và nhận các quyền lợi từ BHXH.

Trên đây là hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên VssID. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH - Thái Sơn hy vọng qua bài viết, độc giả đã nắm rõ cách tính toán mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Đã từng rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giờ nhiều người ở tuổi “xế chiều” tiếc và muốn hoàn lại để có lương hưu, nhưng không được. Không có lương hưu, nhiều người dù quá tuổi lao động (LĐ) vẫn phải kiếm sống và phụ thuộc vào con cháu. Dù vậy, thực tế vẫn có nhiều người trẻ, trong tuổi LĐ vẫn rút BHXH một lần, tự mình đánh mất “của để dành” quý giá để sống an vui trong tương lai.

Nhiều năm nay, ngày nào cũng vậy, trong khi mọi người còn đang say giấc nồng thì cô Hoàng Thị Lan (ở TP Huế) đã phải dậy để kịp đồ xôi mang ra chợ bán. Ở tuổi 60, không có lương hưu, không có trợ cấp, mọi khoản chi tiêu, cô Lan đều trông chờ vào nghề bán xôi này. Trước đây, cô từng có thời gian làm công nhân rồi chọn nghỉ việc theo chế độ 176 (nghỉ việc nhận các chế độ trợ cấp một lần). Khoản tiền mấy chục triệu cô nhận về khi đấy chỉ đủ để mua bộ bàn ghế và một chiếc xe đạp cho gia đình. Kể về cảnh chật vật mưu sinh, cô Lan tiếc cho thời gian đã từng đóng BHXH trước đây của mình. “Giờ tuổi cao, đáng lẽ được nghỉ hưu an nhàn thì ngày ngày tôi vẫn phải lo làm kiếm sống. Lúc khoẻ đã vậy, chỉ sợ lúc ốm đau lại không có đồng ra đồng vào. Nhìn sang bà hàng xóm lĩnh lương hưu hằng tháng mà mình lại mong, giá như hồi đó nghĩ xa, không lựa chọn rút trợ cấp một lần, nay đã nhàn”, cô Lan nói, rồi thở dài.

Chung nỗi niềm với cô Lan, chị Bùi Thị Hạt  từng làm cho một công ty may  và đóng BHXH được 9 năm 7 tháng. Năm 2021, khi dịch COVID-19 bùng phát, chị Hạt phải nghỉ việc, chồng chị cũng mất việc sau đó. Hai vợ chồng trở về quê làm công việc tự do. Đến giữa năm ngoái, chị Hạt làm thủ tục rút BHXH một lần để có khoản tiền trang trải cuộc sống. Chị Hạt giãi bày: “Khoản tiền đó qua mấy tháng dịch bệnh thì cũng hết. Giờ thấy bố mẹ già vẫn phải bươn chải nhiều nghề, không có lương hưu, không có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh, chị mới cảm thấy hối tiếc, muốn đóng lại khoản tiền BHXH đã rút mà không được chấp nhận bởi quy định của pháp luật. Vợ chồng chị dự định, tháng tới, sẽ nộp đơn xin tuyển dụng vào làm công nhân ở công ty gần nhà, để lại được tham gia BHXH”.

Mất việc sau dịch COVID-19, kinh tế gia đình khó khăn khiến một số LĐ lựa chọn rút BHXH một lần để có khoản chi tiêu, trang trải cuộc sống trước mắt, hoặc có một khoản “tiền tươi”. Với nhiều người, số tiền rút BHXH một lần có thể “ra tấm, ra món”, nhưng chỉ đủ trang trải trong vài tháng ngắn ngủi và lại tiếp tục lo mưu sinh cho tuổi già. Thực trạng này rất đáng lo ngại, không chỉ gây thiệt thòi lớn về quyền lợi của người LĐ, còn tạo hệ lụy cho an sinh xã hội quốc gia khi dân số nước ta đang bắt đầu già hóa.

Khi chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của người LĐ sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với hưởng lương hưu. Không chỉ mất cơ hội nhận lương hưu hằng tháng, khi lương hưu được điều chỉnh tăng. Từ năm 2003 đến nay, Nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 17 lần, với mức tăng từ khoảng 7,5% đến 9,3% cho mỗi lần điều chỉnh. Người LĐ khi về già cũng không được nhận thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian nhận lương hưu để chăm sóc sức khỏe tuổi già. Trường hợp không may chết, thân nhân cũng mất cơ hội nhận các chế độ tử tuất. Bởi, nếu người đang hưởng lương hưu không may qua đời thì người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở, thân nhân sống phụ thuộc được hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng hoặc một lần.

Ngoài ra, số tiền nhận BHXH một lần cũng thấp hơn so với tiền đóng. Theo quy định hiện hành, tổng mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất là 22% mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của người LĐ. Trong đó, người LĐ đóng 8% và người sử dụng LĐ đóng 14%, tổng mức đóng vào quỹ BHXH hằng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu hưởng BHXH một lần, mức hưởng mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng lương tính đóng cho thời gian đóng trước năm 2014, và bằng 2 tháng lương tính đóng cho giai đoạn sau năm 20214. Như vậy, người LĐ mất xấp xỉ 1 tháng lương cho mỗi năm đóng khi hưởng BHXH một lần.

Do đó, các chuyên gia an sinh và lao động đều cho rằng, mất việc làm, người LĐ nên bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để tiếp tục đóng khi có việc làm. Trong thời điểm mất việc, người LĐ có thể nhận trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời gian bảo lưu đóng BHXH, nếu người LĐ không may chết, thân nhân vẫn nhận được các chế độ mai táng phí, tiền tuất.