Thực Đơn Của Phúc Đồng Quê Restaurant Đà Nẵng

Thực Đơn Của Phúc Đồng Quê Restaurant Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên khoảng 1.284,73 km2.

Dân số Đà Nẵng là bao nhiêu người:

Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nước đạt 87,74% năm 2018 (dân số thành thị cả nước là 34,7%, TP Hồ Chí Minh là 79,25%, Hà Nội là 55%) nhưng thực chất là kết quả của quá trình xác lập địa giới hành chính, không phải là của luồng di cư nông thôn.

Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 người. Trong đó, dân số nam là 576.000 người (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 người (chiếm 49,3%). Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố có quy mô dân số sống tại khu vực thành thị lớn của nước ta.

Theo thông tin được cập nhật mới nhất từ website World Population Review thì tính đến tháng 9/2022, dân số Thành Phố Đà Nẵng là khoảng 1.188.374 người.

– Mật độ dân số của Đà Nẵng khoảng 883 người/km² với dân số thành thị là gần 990.000 người, nhân khẩu thực tế thường trú là 3,6 người/hộ.

– Dân số đô thị thường tập trung trong trung tâm thành phố, trong khi mật độ dân số càng xa trung tâm càng thấp.

– Sự chênh lệch lớn về phân bố dân cư dao động từ mật độ thấp nhất 180 người/ km2 ở Hòa Vang đến cao nhất là 8,746 người/ km2 ở Hải Châu và 19,712 người/ km2 ở Thanh Khê.

– Ở bên ngoài trung tâm thành phố, mật độ dân số thấp hơn nhiều ở các khu đô thị mới như Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, khoảng 2000 người đến 3000 người trên mỗi km vuông.

Danh sách đơn vị hành chính cấp phường thuộc thành phố Đà Nẵng:

Quận Liên Chiểu được thành lập vào năm 1997, có diện tích 75 km2 và dân số 194.913 người. Bao gồm 5 phường, cụ thể là:

Quận Thanh Khê được thành lập vào năm 1997, có diện tích 9,5 km2 và dân số 185.064 người. Bao gồm 10 phường, cụ thể là:

Quận Hải Châu được thành lập vào năm 1997, có diện tích 23 km2 và dân số 201.522 người. Bao gồm 13 phường, cụ thể là:

Quận Sơn Trà được thành lập vào năm 1997, có diện tích 60 km2 và dân số 157.415 người. Bao gồm 7 phường, cụ thể là:

Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập vào năm 1997, có diện tích 37 km2 và dân số 90.352 người. Bao gồm 4 phường, cụ thể là:

Quận Cẩm Lệ được thành lập vào năm 2005, có diện tích 36 km2 và dân số 159.295 người. Bao gồm 6 phường, cụ thể là:

Danh sách đơn vị hành chính cấp quận, huyện trực thuộc thành phố Đà Nẵng:

Thành phố Đà Nẵng được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp quận huyện, bao gồm 6 quận và 2 huyện. Trong đó, Huyện Hòa Vang có diện tích lớn nhất và Quận Hải Châu có dân số đông đúc nhất.

Danh sách đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Đà Nẵng:

Huyện Hòa Vang được thành lập vào năm 1997, có diện tích 707,07 km2 và dân số 145.749 người. Bao gồm 11 xã, cụ thể là:

Thành phố Đà Nẵng ở đâu? Đà Nẵng thuộc miền nào?

Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nằm tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Ba mặt thành phố giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía bắc, giáp tỉnh Quảng Nam ở phía Tây và Nam, giáp biển Đông ở phía Đông. Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 964 km về phía Nam và cách Hà Nội khoảng 764 km về phía Bắc.

Đà Nẵng thuộc miền Trung. Thành phố này đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây đi qua các nước Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam.

Đà Nẵng cũng là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Thành phố này có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh, đóng vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Nói chung, Đà Nẵng là một thành phố đáng sống và có vị trí địa lý chiến lược tại Việt Nam.

– Điểm cực bắc: Phường Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu

– Điểm cực nam: Hòa Khương, Hòa Vang

– Điểm cực tây: Hòa Bắc, Hòa Vang

– Điểm cực đông: Phường Thọ Quang, Sơn Trà

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92 km, có vịnh nước sâu với cảng biển Tiên Sa, có cùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200 mét tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng Vân… với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Khu vực Đà Nẵng mở rộng gồm 4 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi với tổng dân số khoảng 5,8 triệu người. Các thành phố chính của khu vực Đà Nẵng mở rộng trong phạm vi 100km là Huế, Hội An và Tam Kỳ.

“Phiên chợ quê” - đậm đà hương vị quê ở Đồng Tháp

Cập nhật ngày: 24/10/2023 16:45:50

ĐTO - Chúng tôi, có người xuất thân từ chốn làng quê, người sống ở đô thị. Từ bé đến giờ, ai cũng từng ít nhất một vài lần đặt chân đến chợ quê, rồi một ngày không thấy chợ quê, chợt nhớ. Ai chưa từng thấy cảnh chợ quê cũng mong có dịp tìm đến.

Phiên chợ quê Gò Tháp (huyện Tháp Mười)

Có lẽ chính vì điều này mà tại 3 xã ở TP Cao Lãnh, huyện Tháp Mười và huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã cho triển khai 3 “Phiên chợ quê” đáp ứng nhu cầu ăn uống, mua sắm, tham quan của du khách. Địa phương hoạt động lâu nhất cũng được hơn 9 tháng, nơi sớm nhất gần 4 tháng. Các phiên chợ quê đều rất đông du khách tìm đến.

Dịp cuối tuần, chúng tôi đến TP Hồng Ngự rồi qua phà Mương Lớn để đến Phiên chợ quê xã cù lao Long Thuận, huyện Hồng Ngự. Trên chuyến phà qua sông, tâm trạng ai cũng háo hức. Cũng lâu rồi, đây là cơ hội để chúng tôi được trở về chợ quê, tìm lại những món ăn dân dã do chính bà con nông dân tự tay làm, rồi mang ra phiên chợ quê ngồi bán. Đặt chân đến phiên chợ quê, bất chợt ký ức xưa hiện về. Nào là si rô đá bào, ốc, hến, bánh xèo, bắp nướng, mắm, bánh bò, bánh tét, bánh ít, bánh canh, thức ăn chay... Từng món đều được trang trí bắt mắt, đậm đà hương vị của quê hương xứ sở cù lao.

Phiên chợ quê xã Long Thuận nằm trên đường nhánh ông Thắng (ấp Long Hòa), hoạt động từ 15 giờ đến 21 giờ vào ngày thứ Bảy hàng tuần. Phiên chợ là mô hình chợ quê tái hiện lại khung cảnh xưa với gần như đầy đủ các món ăn “cây nhà lá vườn”, nhất là các món ăn dân dã và truyền thống. Khu tự sản tự tiêu với các loại rau, cá đồng, khô các loại và trái cây do người dân tự trồng, thu hái. Phiên chợ quê xã Long Thuận bước đầu có 3 khu vực mua bán của người dân với quy mô hơn 65 điểm mua bán.

Các mặt hàng ăn uống đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người bán phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm chụp ảnh check-in, ngắm cảnh đồng quê với vườn rau hữu cơ. Anh Dương Minh Sang - Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất - tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận cho biết: “Hoạt động phiên chợ quê xã Long Thuận do UBND xã phối hợp với Hợp tác xã tổ chức. Sắp tới, Ban Tổ chức tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động diễn ra thường xuyên và thông suốt. Xây dựng các tiểu cảnh phụ để du khách có thể chụp ảnh, check-in, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Bố trí nơi giữ xe cho khách tham quan, phối hợp với đơn vị thu gom rác và bố trí tần suất thu gom rác thải phù hợp với hoạt động của phiên chợ”.

Chợ Cù lao Tân Thuận Đông (TP Cao Lãnh) thuộc khu vực ấp Tân Phát có 24 hộ dân tham gia trưng bày và mua bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương như: các loại bánh dân gian, trái cây, rau củ, tôm cá... Đồng thời tổ chức giao lưu, biểu diễn Đờn ca tài tử-Hò Đồng Tháp, trò chơi dân gian và các hoạt động văn hóa, văn nghệ vui tươi. Thời gian hoạt động từ 10 giờ đến trước 19 giờ thứ Bảy hàng tuần. Tùy tình hình thực tế sẽ điều chỉnh thời gian và số ngày hoạt động phù hợp. Những người tham gia phiên chợ là thành viên hợp tác xã, hội quán, Nhân dân và doanh nghiệp. Mặt hàng mua bán là sản phẩm địa phương, sản phẩm OCOP... Theo UBND TP Cao Lãnh, chợ Cù lao Tân Thuận Đông đã đón hơn 60 ngàn lượt khách đến tham quan, vui chơi, mua sắm, tổng doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng. Hiện đã có 66 hộ dân tham gia mua bán, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và tạo thu nhập cho người dân địa phương, thu hút lượng lớn du khách từ các nơi đến tham quan, trải nghiệm.

“Qua phiên chợ cho thấy, nhu cầu trải nghiệm của du khách là rất lớn. Đây cũng chính là tiềm năng, điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ khác tại xã Tân Thuận Đông và một số địa phương khác của TP Cao Lãnh. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế như: nhân lực phục vụ, trang trí, việc bố trí các bến bãi đưa rước khách chưa hợp lý, khoa học... cần phải sắp xếp, tổ chức lại để trở thành điểm đến hấp dẫn, một nơi để khách nhớ và quay lại”, Phó Chủ tịch UBND TP Cao Lãnh Lê Thị Mai Trinh cho biết.

Phiên chợ quê Gò Tháp, huyện Tháp Mười cũng có nét đặc trưng riêng khi được tổ chức theo hình thức của chợ quê xưa gắn với không gian sen tại Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp. Phiên chợ được tổ chức mỗi tháng một lần vào ngày thứ Bảy của tuần cuối cùng của mỗi tháng. Nhằm tái hiện lại không gian chợ quê xưa, các gian hàng phiên chợ quê Gò Tháp được bày trí theo kiểu chợ truyền thống Nam bộ với mái che lợp lá, quầy sạp bằng tre, gỗ, dừa... và trang trí bằng những chất liệu mộc mạc, đơn sơ có tại địa phương. Các quầy hàng bày bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương như: cháo cá lóc đồng rau đắng, cháo ếch, cháo vịt xiêm, cá lóc đồng nướng ăn lá sen non, ốc luộc sả... đặc biệt là có hơn 30 loại bánh dân gian và các loại trái cây (mít, ổi, xoài...). Đến chợ quê Gò Tháp, du khách còn được thưởng thức và giao lưu đờn ca tài tử. Doanh thu bán hàng tăng dần, ước đạt từ 150 triệu đồng - 450 triệu đồng/phiên chợ.

Lượng khách đến chợ ngày một tăng dần. Đa số du khách đến từ các tỉnh: Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và các huyện, thành phố của tỉnh Đồng Tháp. Theo Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp, hoạt động phiên chợ quê Gò Tháp ngày càng thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm; số lượng người dân tham gia buôn bán ngày càng tăng, qua đó góp phần tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế địa phương.

Tỉnh Đồng Tháp là địa phương duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có các phiên chợ quê diễn ra đều đặn định kỳ hàng tuần, hoặc hàng tháng. Đây là loại hình du lịch cộng đồng mang đến nhiều điều thú vị, mới mẻ đối với du khách gần xa. Trưởng Phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp) Trần Chí Cường cho biết: “Hoạt động phiên chợ quê hiện nay đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. Bước đầu có hiệu quả, thu hút nhiều du khách đến với Đồng Tháp. Công tác tổ chức cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của một phiên chợ quê. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã hỗ trợ, hướng dẫn cho các địa phương, người dân trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách tại phiên chợ quê”.

Đến với các phiên chợ quê ở tỉnh Đồng Tháp, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là các sản phẩm đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu khách tham quan, trải nghiệm. Không gian chợ quê sạch sẽ, người dân mua bán có thái độ gần gũi, rất nhiệt tình, giá cả bình dân và đặc biệt là trong từng món ăn, thức uống đều chất chứa đậm đà hương vị quê nhà.

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.CreatedDate|dateTimeJson}}

Trong những năm qua, đất nước Nhật Bản luôn có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích người dân rời thành phố về nông thôn sinh sống để giảm áp lực cho thành phố, đồng thời đem lại sức sống cho miền quê nước này. Bởi vậy, tại nhiều vùng nông thôn của đất nước Nhật Bản hôm nay đã trở thành "thiên đường bình yên" cho những người yêu thiên nhiên và thích lối sống chậm.

Về vùng nông thôn của Nhật Bản là thoát khỏ sự ồn ào của phố thị để tận hưởng không khí thanh bình, trong lành, ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín vàng, những ngôi nhà mái chéo theo kiểu Nhật Bản thời xưa, những chậu hoa cảnh xinh đẹp, những nụ cười hồn hậu của người địa phương.

Cuộc sống của người Nhật vùng thôn quê

Về vùng nông thôn Nhật Bản, nhiều du khách rất ngạc nhiên và thích thú khi được tìm hiểu, trải nghiệm về văn hóa, lối sống, sinh hoạt của người dân ở thôn quê. Những phong tục, tập quán truyền thống như: Treo cờ cá chép, trong nhà thường bày những chú búp bê xinh xắn trong lồng kính; kiêng huýt sáo vào buổi tối, kiêng tặng hoa cho người ốm... Đây là những lát cắt văn hóa xưa đã phai nhạt rất nhiều ở các thành phố lớn, nhưng vẫn rất phổ biến ở những vùng đồng quê.

Hằng năm, trang Fledge đều tổ chức cuộc khảo sát toàn quốc về “Những vùng quê đáng sống nhất Nhật Bản”. Trong đó, 4 vùng được bình chọn nhiều nhất gồm các tỉnh: Yamanashi;  Nagano; Shizuoka; Hiroshima.