Học Lên B1 Tiếng Đức Mất Bao Lâu

Học Lên B1 Tiếng Đức Mất Bao Lâu

Xét ở Liên minh Châu Âu (EU) nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, Đức là quốc gia có nền kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật đứng vào top đầu. Hiện nay có tới hơn 200 triệu người nói tiếng Đức - một con số không hề nhỏ thể hiện nhu cầu học tiếng Đức ngày càng tăng, đặc biệt là ở Việt Nam. Các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu kĩ hơn về lộ trình học B1 tiếng Đức để có sự chuẩn bị kỹ càng hơn nhé!

Bí quyết luyện thi tiếng Đức B1 đạt kết quả cao

Một cấu trúc đề thi tiếng Đức sẽ gồm có 4 phần: nghe, nói, đọc, viết. Và mỗi phần sẽ có hình thức thi và cách chấm điểm khác nhau. Do đó, đòi hỏi người học phải có phương pháp ôn luyện cho từng phần.

Bài thi đọc sẽ bao gồm 4 bài thi. Vì vậy, bạn cần có nhiều kỹ năng để có thể hoàn thành tốt phần thi của mình. Bí quyết để vượt qua bài thi này chính là hãy học thuộc các Nomen Verb có trong giáo trình. Vì hầu như tất cả bài thi đều xuất hiện phần này.

Trong phần này gồm có hai bài thi, bài đầu tiên chiếm 10/25 điểm và bài thứ 2 chiếm khoảng 15/25 điểm. Đặc điểm phần thi là video sẽ phát một lần duy nhất, nên để đạt kết quả tốt các bạn phải thật tập trung và phản ứng nhanh.

Vào bài thi thứ 2 sẽ là một bài interview, được phát hai lần và chọn đáp án chính xác nhất. Để đạt kết quả cao, bạn cần phải luyện nghe một cách thường xuyên.

Phần thi này sẽ giúp bạn gỡ điểm cho các phần thi trước đó. Vì vậy, cần tập trung ôn tập để tăng cao mức điểm cho mình. Thi viết cũng gồm hai bài, đầu tiên sẽ có dạng viết thư, bài thứ hai sẽ là dạng sửa lỗi sai.

Về bài thi thứ nhất, bạn cần tập trung vào các form viết như trong giáo trình và tập viết nhiều lần. Lối văn càng trôi chảy bài thi càng được điểm cao.

Còn về bài thi thứ hai, bạn cần phải nắm vững grammatik. Ngữ pháp sẽ quyết định điểm số của bạn.

Phần thi nói rất quan trọng giúp quyết định kết quả thi của các bạn. Bạn phải đạt từ 15 điểm trở lên để được công nhận đỗ trong kỳ thi. Vì vậy cần phải luyện nói thật nhiều trước khi bắt đầu kỳ thi.

Cũng tương tự các bài thi khác, phần thi nói gồm hai phần. Một bài nói về chủ đề có sẵn, một bài nói theo sự hiểu biết của bản thân. Để đạt được điểm cao trong phần này đòi hỏi các bạn phải nói nhanh, nói trôi chảy. Bí quyết dành cho các bạn mà phải chuẩn bị thật nhiều ý tưởng cho mình để không bị chết thời gian khi thuyết trình.

Xem thêm: Học tiếng Đức B2 mất bao lâu?

khóa học luyện thi tiếng Đức B1

Bài viết trên chia sẻ một số thông tin cơ bản nhất về thời gian và bí quyết để đạt được kết quả trong bài thi tiếng Đức B1. Thông qua bài viết bạn sẽ trả lời được câu hỏi học tiếng Đức B1 mất bao lâu? Từ đó có phương pháp và xây dựng lộ trình học phù hợp với bản thân.

Cách rút ngắn thời gian học tiếng Đức B1

Làm thế nào để rút ngắn thời gian học tiếng Đức? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là những bí quyết Nhân Tâm muốn chia sẻ giúp bạn tích lũy những kinh nghiệm riêng cho bản thân.

I. Học tiếng Đức B1 trong bao lâu?

Có rất nhiều loại chứng chỉ tiếng Đức như DSH, TestDaF, các chứng chỉ của viện Goethe, DSC, TELC,... trong đó chứng chỉ TELC phổ biến nhất đối với các bạn muốn đi du học và làm việc tại Đức. Chứng chỉ TELC có các cấp độ A1 - A2 - B1 - B2 - C1 - C2. Cụ thể, nếu đạt mức B1 (điểm trung bình của 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết đạt trên 70%), bạn đã đủ khả năng kiểm soát và sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động. Bạn gần như không gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp và có thể diễn đạt rõ ràng, mạch lạc nhiều chủ đề mở rộng như: tư vấn bán hàng, chia sẻ kinh nghiệm,... Chính vì vậy, cấp B1 thường được chọn làm ngưỡng chuẩn để tuyển chọn sinh viên du học Đức, vì tại đây sinh viên sẽ phải nghiên cứu và làm việc với rất nhiều tài liệu chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Đức mà không có bản dịch bằng tiếng Anh. Vì thế, việc đạt cấp B1 tiếng Đức sẽ là một lợi thế khiến bộ hồ sơ du học của bạn có sức nặng hơn.

Vậy mất bao lâu để đạt được B1? Mình không thể đưa ra một câu trả lời cụ thể, vì sức học của mỗi người khác nhau cũng như ý chí, quyết tâm, mục tiêu của từng người không ai giống ai. Nhưng khoảng thời gian thông thường là 1 năm đối với các bạn đã có nền tảng và khoảng 1,5 năm đối với những người lần đầu tiếp cận với tiếng Đức. Đương nhiên, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn khoảng thời gian này xuống nếu tìm được phương pháp học hiệu quả cũng như kiên trì theo đuổi mục tiêu. Việc bạn có chinh phục được hay không phụ thuộc vào bạn là chủ yếu!

B1 mở ra cánh cửa du học Đức với nhiều bạn trẻ

Xem thêm >>>  Mách bạn 5 bộ giáo trình học tiếng Đức B1 hiệu quả

Cách quản lý thời gian hiệu quả trong việc học

Thời gian là thứ khi đã qua đi sẽ không bao giờ quay trở lại. Do đó, việc học tiếng Đức B1 mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào cách bạn quản lý thời học về luyện tập của mình. Nếu biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý thì sẽ không gây lãng phí thời gian và công sức. Người lại, nếu sử dụng thời gian bừa bãi không dành nhiều thời gian học tiếng Đức thì kết quả sẽ khó được như mong muốn.

Mất bao lâu để lấy được chứng chỉ B1?

Học tiếng Đức B1 mất thời gian bao lâu?

Học tiếng Đức B1 mất thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là 3 tiêu chí cụ thể:

Mỗi người sẽ có khả năng học ngôn ngữ khác nhau. Cũng giống như một đứa trẻ khi được sinh ra trong môi trường ngôn ngữ như thế nào thì sẽ phát triển khả năng tự nhiên về ngôn ngữ đó.

Điều này đã chứng tỏ được việc học tiếng Đức B1 nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp luyện tập của từng người.

Đối với các trình độ A1, A2 và B1 sẽ có thời gian và phương pháp học có sự khác biệt:

Tuy nhiên, nếu người học biết xác định lộ trình và xây dựng phương pháp học cụ thể, có tính khoa học và cộng thêm sự chăm chỉ thì thời gian tiếp thu tiếng Đức sẽ nhanh hơn. Ngược lại, nếu bạn không có phương pháp và không thật sự nghiêm túc đầu tư cho việc học thì rất khó để đạt được kết quả mong đợi.

Học ngôn ngữ cũng giống như việc luyện tập một bộ môn thể thao yêu thích. Nếu bạn có đam mê thì mọi thứ sẽ trở dễ dàng hơn so với một người không chút quan tâm về nó.

Bạn là người thích khám phá các nền văn hóa, lịch sử và con người Đức. Hay thích xem các bộ phim, đọc sách và nghe những bản nhạc Đức,…thì sẽ thúc đẩy bản năng tìm học, học hỏi về ngôn ngữ Đức. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc học của bạn. Và giúp bạn rút ngắn thời gian tiếp thu kiến thức.

Trái lại, nếu bản thân mang tâm lý học tập một cách gượng gạo với nhiều lý do khác nhau. Vậy thì việc học sẽ mang tính bị động, không có sự thúc đẩy. Đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập không tốt.

II.  Chinh phục các kĩ năng B1 tiếng Đức

Phần thi đọc hiểu và cấu tạo ngôn ngữ kéo dài 65 phút với 5 phần các đoạn văn ngắn khác nhau theo các dạng email, blog, quảng cáo,...

Vấn đề nan giải muôn thuở về phần thi này vẫn là vốn từ vựng, thí sinh biết càng nhiều từ càng có lợi và có tâm thế tự tin hơn khi làm bài. Khi ôn thi, bạn nên tăng cường học từ mới bằng cách đặt mục tiêu học được bao nhiêu từ trong một ngày hay một tuần. Bên cạnh đó, hãy chủ động đọc thêm sách báo tạp chí hay tin tức Đức thường xuyên để làm quen với cách dùng từ và giọng văn của người Đức. Đặc biệt, việc này còn luyện cho bạn khả năng đoán nghĩa của từ mới thông qua ngữ cảnh và các từ, câu xung quanh nó.

Kinh nghiệm đối với phần đọc hiểu là luyện tập càng nhiều đề càng tốt, làm xong mỗi đề nhớ chữa lại và ghi chú các lỗi sai. Bạn có thể tìm cách đề trong sách giáo trình như Zertifikat, Modeltest,... hay tìm kiếm bài đọc trên Internet và các cộng đồng chuyên chia sẻ tài liệu ôn thi tiếng Đức khác.

Tạo thói quen đọc giúp nâng cao khả năng đọc hiểu tiếng Đức

Xem thêm >>>  Phương pháp đọc hiểu tiếng Đức hiệu quả nhất

Phần thi nghe chiếm 40 phút với các câu có độ khó nâng dần lên. Bài nghe thường xoay quanh các dạng tin tức, thời sự, các phần độc thoại như thuyết trình, chỉ dẫn và hội thoại.

Để làm bài nghe tốt hơn, trước khi nghe bạn nên đọc kĩ và hiểu đề bài, highlight những từ khóa quan trọng ta cần chú ý nghe được, tranh thủ tư duy dự đoán và xếp các ý theo thứ tự phù hợp. Những việc chuẩn bị này giúp bạn sẵn sàng hơn vì quá trình nghe rất nhanh, yêu cầu bạn phải tốc độ và nếu không may bỏ qua mất ý này, bạn vẫn có thể bắt kịp để nghe ý tiếp theo. Một điều cần lưu ý là nếu lỡ không nghe được ý nào, hãy giữ bình tĩnh không để bị nó phân tâm và ra phán đoán thật nhanh, sau đó lập tức theo tiếp bài để nghe câu sau. Đừng chỉ vì một ý mà để lỡ mất cả bài bạn nhé!

Trong quá trình luyện tập, bạn có thể dựa vào giáo trình Zertifikat hoặc nhiều nguồn khác như ca nhạc, phim ảnh, nên chọn những bài nghe có phụ đề tiếng Đức để luyện khả năng quét mắt nhanh. Ngoài ra, bạn nên tập nghe những giọng vùng miền như Osterreich hay Bayern - những giọng “lạ” không dễ nghe thường được đưa vào bài thi gây thách thức cho nhiều thí sinh.

Nghe radio, ca nhạc cũng là cách cải thiện kỹ năng nghe

Xem thêm >>>  Top 5 bài hát tiếng Đức giúp cải thiện khả năng nghe hiểu

Bài thi viết chiếm 60 phút với 3 phần với các dạng như viết thư hoặc email, viết bài nghị luận thể hiện ý kiến cá nhân về một vấn đề, hiện tượng nào đó,...

Kỹ năng này có liên quan đến đọc hiểu ở chỗ, nếu bạn có vốn từ tốt, sâu rộng về nhiều chủ đề, lĩnh vực và đặc biệt nếu bạn có khả năng đọc hiểu tốt cũng như thường xuyên luyện đọc hiểu, khả năng viết của bạn cũng cải thiện rất nhiều vì bạn học được các cấu trúc mới, cách dùng từ hay, lạ không có trong giáo trình. Kinh nghiệm được nhiều thầy cô, anh chị truyền lại về phần viết là hãy tránh gạch xóa lem nhem, cố gắng viết dù không đẹp nhưng phải rõ ràng, mạch lạc và trình bày sạch sẽ, dễ nhìn. Hãy đọc kỹ đề bài và làm đúng theo yêu cầu, không nên viết dài dòng, lan man, dễ lạc đề hay viết quá số chữ yêu cầu. Khi luyện làm đề, hãy nhờ thầy cô chữa bài hoặc tìm các bài viết mẫu so sánh với bài của mình để rút ra cách viết, bố cục, trình tự ý phù hợp. Ngoài ra, để cải thiện kiến thức ngữ pháp cho bài viết đúng cấu trúc, bạn có thể tham khảo các sách dạy ngữ pháp tiếng Đức như bộ 3 cuốn A - B - C Grammatik, Kurzgrammatik,...

Bộ giáo trình ngữ pháp tiếng Đức A, B, C Grammatik

Xem thêm >>>  Giáo trình học tiếng Đức A1 tốt nhất hiện nay

Phần nói khoảng 16 - 20 phút theo hình thức nói nhóm và nói đơn. Để nói tốt thì không có cách nào khác ngoài thường xuyên luyện phản xạ nhanh, cải thiện vốn từ về nhiều chủ đề và thực hành thật nhiều. Khi thi giữ tâm thế thoải mái, tránh nói lắp nói vấp quá nhiều cũng như tiếc ý mà nói quá nhanh. Cố gắng phát âm chuẩn và có nhấn nhá ngữ điệu để được đánh giá tốt hơn từ thầy cô.

Kỹ năng nói sẽ cải thiện hơn nếu được luyện tập nhiều

Xem thêm >>>  Top 4 phương pháp phát âm tiếng Đức hiệu quả bạn không thể bỏ qua