Nông Nghiệp Gắn Với Du Lịch

Nông Nghiệp Gắn Với Du Lịch

Tham gia Tọa đàm có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố; một số chuyên gia cùng các hợp tác xã, chủ trang trại và bà con nông dân trong tỉnh Bắc Ninh.

Top 3 địa điểm du lịch nông nghiệp bạn nên trải nghiệm

Hội An không chỉ nổi tiếng với phố cổ yên bình và làng gốm Thanh Hà có lịch sử hơn 500 năm, mà còn được biết đến với làng rau Trà Quế có truyền thống lâu đời. Đây là địa điểm lý tưởng để du khách rời xa sự nhộn nhịp, ồn ào của đô thị, và tận hưởng một ngày trải nghiệm cuộc sống nông thôn.

Khi đến đây, bạn không chỉ được tham quan hơn 20 loại rau đặc trưng của vùng Quảng Nam như húng. tía tô, é…, mà còn có cơ hội học cách trồng rau, bón phân, gieo hạt. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức các món ăn được chế biến từ những loại rau mình thu hoạch, chẳng hạn như mì Quảng, cao lầu, bánh xèo,…

Hoạt động du lịch trải nghiệm tại Đà Lạt hiện đang thu hút đông đảo du khách. Thành phố này từ lâu đã được biết đến với những tên gọi như "thành phố ngàn hoa", nổi bật với khí hậu mát mẻ quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại rau và hoa màu. Chính nhờ điều này, mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp tại đây đã phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Du khách khi đến Đà Lạt có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như mô hình "Một ngày làm nông dân" tại Hồ Xuân Hương, "Một ngày với nông nghiệp công nghệ cao"  ở Trại Mát, hoặc khám phá nhà vườn Organic, trang trại Langbiang, làng hoa Thái Phiên, làng hoa Vạn Thành,  Trại Hầm, Vườn Thương,…

Khi ghé thăm Sài Gòn, nhiều du khách thường nghĩ ngay đến những điểm tham quan đông đúc, các khu vui chơi giải trí sôi động mà ít để ý rằng dọc theo sông Sài Gòn có một hệ thống du lịch sinh thái phong phú với nhiều khu du lịch được yêu thích.

Chẳng hạn, du khách có thể trải nghiệm làng nổi Tân Lập, nơi lý tưởng cho những ai yêu thích sông nước; khu du lịch sinh thái Bọ Cạp Vàng với đa dạng các hoạt động vui chơi và nghỉ dưỡng; làng du lịch sinh thái Tre Việt với không gian rộng lớn, mát mẻ dưới bóng dừa; hay khu du lịch Thủy Châu với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của rừng xanh, suối nước và thác nước,...

Du lịch nông nghiệp tuy vẫn còn là một khái niệm khá mới, nhưng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự chú ý không chỉ từ du khách trong nước mà cả từ bạn bè quốc tế. Hãy thử tham gia vào loại hình du lịch này để khám phá sự khác biệt, tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và cảm nhận sự bình yên trong tâm hồn. Liên hệ với Đất Việt Tour qua 1800 6700 để cập nhật ngay những thông tin du lịch mới nhất.

Đây là nội dung quan trọng được lãnh đạo địa phương, ban, ngành, đại diện doanh nghiệp, người dân quan tâm, theo dõi.

Ghi nhận tại các tỉnh, thành phố Nam Định, Thái Bình, Cần Thơ, An Giang, nhiều cử tri cho rằng, chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là giải pháp có tác động lớn, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gắn bó với ruộng đồng, đầu tư sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp       Theo cử tri Nguyễn Sinh Tiến (Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định), qua gần 17 năm triển khai chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, đây là một chính sách lớn, có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.  Chính sách này giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển nông nghiệp quy mô lớn; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và mang lại diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong thời gian tới, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Hiện nay, Nam Định cũng như các địa phương khác đang tập trung triển khai quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thực chất là cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; làm cho người nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng, yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp; chia sẻ khó khăn với nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Đây cũng là chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững; từng bước nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của nông sản Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo ông Nguyễn Sinh Tiến, với gần 70% dân số sống ở nông thôn, sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, bên cạnh chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cần một số giải pháp đồng bộ như: Tiếp tục đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối sản xuất với tiêu thụ; hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã và hộ sản xuất cá thể hình thành các chuỗi khép kín từ sản xuất tới chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc nông sản. Nhà nước cần có chính sách từng bước chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển công nghiệp chế biến gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm kết hợp với phát triển thị trường tiêu thụ các nông sản. Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các địa phương triển khai mạnh mẽ chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng của vùng, miền; huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài chính sách khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tham gia xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến, Nam Định cũng đẩy mạnh phát triển hạ tầng đồng ruộng, xây dựng các trạm bơm để có thể chủ động nguồn nước tưới tiêu, cùng với đó là cho chuyển đổi các vùng trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao...

Mong muốn Quốc hội sớm thông qua Nghị quyết để hỗ trợ người dân trong sản xuất nông nghiệp, ông Trần Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cho rằng, hiện nay giá sản phẩm nông sản đầu ra thấp, đầu vào lại cao nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao dẫn đến ngày công của người lao động thấp. Hơn nữa, dịch tả lợn châu Phi năm 2019 và đại dịch COVID-19 năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, người dân đã rất tích cực tham gia, đóng góp công sức, tiền của để cùng địa phương hoàn thành mục tiêu này.

Cùng quan điểm với ông Trần Minh Tiến, ông Phạm Văn Kiều, cán bộ địa chính xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm có chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho những năm tiếp theo. Theo ông Phạm Văn Kiều, những năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh khiến nguồn thu nhập của người nông dân đã thấp lại thấp hơn. Tại một số nơi người dân đã bỏ đồng ruộng để đi tìm những công việc khác có mức thu nhập ổn định hơn. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân trong sản xuất nông nghiệp như việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp để nông dân vượt qua khó khăn, yên tâm sản xuất. Thực hiện đồng bộ chính sách về nông nghiệp Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại Nam Định hơn 10 năm qua, cử tri Đoàn Văn Sáu - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cường Tân (Nam Định) nhấn mạnh, chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thực sự cần thiết với người dân và doanh nghiệp. Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cường Tân phân tích, khi Nhà nước miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi phần nào bởi người dân cơ bản giữ nguyên mức giá cho thuê đất theo hợp đồng đã ký. Dù vậy, để nông nghiệp thực sự tạo bước đột phá, Nhà nước cần nghiên cứu bãi bỏ quy định về thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp giúp các doanh nghiệp có đủ thời gian, đầu tư sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với đó, Nhà nước cần tính toán hình thành các khu công nghiệp nông nghiệp với đầy đủ các điều kiện về đất đai, cơ chế chính sách ưu đãi để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư hình thành mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đặc biệt, Nhà nước nghiên cứu tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ những trở ngại trong đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đây là những yếu tố then chốt nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Cùng quan điểm trên, cử tri Trần Quốc Toản, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn lúa gạo Toản Xuân (Nam Định) cho biết, việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là cần thiết, song để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả, Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các chính sách về nông nghiệp, nghiên cứu, ban hành cơ chế ưu tiên trong tích tụ, tập trung ruộng đất, hướng tới sản xuất quy mô lớn, hàng hóa. Một trong những khó khăn nhất đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đó là thiếu vốn. Vì thế, Nhà nước, hệ thống ngân hàng xem xét, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phục vụ mua sắm trang thiết bị máy móc, đầu tư hạ tầng thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh... Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp nhiều năm ở địa phương, ông Trần Ánh Dương, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) chia sẻ, toàn xã có trên 600 ha đất hai lúa. Nhờ được Nhà nước miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và tiền thủy lợi phí mà mỗi năm sau khi trừ chi phí, các hộ dân thu lãi khoảng 600.000 đồng/sào lúa. Giữ được đồng ruộng mà vẫn có lời sau mỗi vụ thu hoạch là một trong những nguyên do chính khiến nông dân vẫn giữ ruộng, bám đồng. Gia đình ông Phạm Ngọc Mến, xóm An Thành, xã Trực Chính, huyện Trực Ninh (Nam Định) có 4 sào lúa. Mỗi năm cấy hai vụ, sau khi trừ hết các chi phí nếu không được miễn thuế và tiền thủy lợi phí thì gần như làm không công. Ông Mến bộc bạch, người dân trong xóm bao đời gắn bó với cây lúa nên vẫn chuyên tâm giữ đất sản xuất dù thu nhập từ nông nghiệp chỉ bằng một phần so với các ngành nghề khác. Dù vậy, để hạn chế tình trạng bỏ ruộng, bên cạnh các chính sách như miễn thuế sử dụng đất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho bà con, Nhà nước cần kiểm soát, điều tiết hợp lý giá cả các mặt hàng vật tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... tránh tình trạng chi phí đầu tư vượt quá giá trị sản phẩm nông nghiệp thu về làm người dân chán ruộng, bỏ ruộng. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp giúp tăng thu hút đầu tư

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp luôn được xem là nền tảng và là bệ đỡ phát triển kinh tế của tỉnh An Giang. Với diện tích gieo trồng lúa hàng năm đạt khoảng 630 nghìn ha, sản lượng lúa ổn định ở mức 4 triệu tấn/năm giúp An Giang trở thành một trong những địa phương đứng đầu cả nước về sản xuất lúa xuất khẩu (chỉ đứng sau Kiên Giang về sản lượng và diện tích).

Bên cạnh đó, nông nghiệp An Giang đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn, vùng chuyên canh như: sản xuất rau màu và cây ăn trái, chế biến xuất khẩu gạo, nuôi trồng thủy sản… với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế từ hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế...

Tuy vậy, nông nghiệp An Giang vẫn còn những tồn tại yếu kém do việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, đa số quy mô sản xuất theo nông hộ nhỏ lẻ, năng suất thấp, giá bán sản phẩm làm ra người nông dân phải phụ thuộc vào thương lái, doanh nghiệp, tình trạng được mùa mất giá do thị trường đầu ra không ổn định thường xuyên tái diễn, giá trị của kinh tế nông nghiệp còn nhỏ bé so với tiềm năng, đại bộ phận nông dân vẫn còn nghèo so mặt bằng chung cả nước...

Ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, Dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn 2021-2025 là giải pháp thật sự cần thiết, có tác động lớn, quan trọng góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong từng thời kỳ; góp phần hỗ trợ trực tiếp người nông dân, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn... Với số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm sẽ tiếp tục là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân; là nguồn đầu tư tài chính quan trọng trực tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, việc tiếp tục ban hành chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn 2021-2025 nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giảm bớt khó khăn cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong việc ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tình hình bất lợi về thiên tai, biến đổi khí hậu như hiện nay.

“Nghị quyết này được cử tri là nông dân tỉnh An Giang nói riêng, cả nước nói chung đồng tình và được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ. Hy vọng Nghị quyết sẽ được thông qua trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV với tỉ lệ cao”- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm chia sẻ.

Cần đánh thuế 100% các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp không đúng mục đích

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đơn vị thành phố Cần Thơ thống nhất với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2025.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân nhận định, kết quả tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn từ năm 2011 đến nay cho thấy: Số tiền miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp bình quân hàng năm không nhiều (giai đoạn 2011-2016 khoảng 6.308 tỷ đồng, giai đoạn từ năm 2016 đến nay khoảng 7.438 tỷ đồng) và không ảnh hưởng lớn đến tình hình thu ngân sách Nhà nước. Theo Quyết định số 2908/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2018 thì cả nước có 27,289 triệu ha đất nông nghiệp (trong đó đất trồng lúa 4,120 triệu ha, đất trồng cây lâu năm là 2,831 triệu ha) số tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn với bình quân hàng năm là 272.577 đồng/ha, số tiền thực tế nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi trừ các khoản lương và chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy thu thuế sử dụng đất nông nghiệp là không đáng kể.

Chính sách này được đông đảo cử tri, nhân dân đồng tình và góp phần quan trọng vào việc động viên, khuyến khích hỗ trợ cho nhân dân nói chung và nông dân nói riêng.

Nội dung Tờ trình của Chính phủ và khảo sát thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách cần bổ sung đánh giá tác động đúng thực tế của chính sách này có phải mục đích, nguyên nhân chính quyết định hay không đối với việc thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là trong việc tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới phù hợp với thực tiễn (như mô hình trang trại, cánh đồng mẫu lớn…); tạo sức lan tỏa, thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Trong khi đó, việc sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, nhất là những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu có diễn biến phức tạp và khó lường. Mặt khác, chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp không vi phạm các cam kết quốc tế mà nước ta đã tham gia…

Từ những cơ sở nêu trên, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân khẳng định đây là chính sách rất đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và hợp lòng dân. Về phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Nghị quyết, thực tiễn cho thấy, tình hình sử dụng đất ở các địa phương vẫn còn lãng phí. Một số nơi chưa sử dụng đất nông nghiệp đúng mục đích (như tổ chức khai thác đất mặt, khai thác khoán sản trái pháp luật trên đất nông nghiệp), còn tình trạng bỏ hoang, một số nơi xảy ra tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật, hình thành các khu, điểm dân cư tự phát trên đất nông nghiệp làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương…

Do đó, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân đề nghị Ban Soạn thảo Dự thảo Nghị quyết nghiên cứu bổ sung quy định thu 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp nhưng không đưa đất vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian trên 12 tháng (trừ trường hợp nguyên nhân do thiên tai, dịch bệnh….) và việc sử dụng đất nông nghiệp không đúng mục đích, gây lãng phí hoặc làm hủy hoại đất nông nghiệp.